Back to Bài viết
Post Date: 15/04/2019

Nhà màng

Những năm qua, mô hình nuôi tôm trong nhà màng được áp dụng nhiều địa phương trên cả nước bởi cho thu nhập cao và kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường.

Lợi ích

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, nuôi tôm trong nhà màng giúp chủ động được môi trường sống cho tôm, kiểm soát nhiệt độ một cách tốt nhất, đây là khâu rất quan trọng trong nuôi tôm. Bởi thông thường, khi lượng mưa lớn hoặc nắng nóng gay gắt thì nhiệt độ trong ao sẽ thay đổi nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Hơn nữa, nuôi tôm trong nhà màng không cần thay nước, nguồn nước có thể được tận dụng để thả tôm nuôi những vụ tiếp theo. Do đó, người dân sẽ chủ động được khâu xử lý nước thải trong môi trường nuôi tôm, một vấn đề bức thiết lâu nay mà không có giải pháp khắc phục. Ngoài ra, khi sử dụng nhà màng, tôm nuôi sẽ tránh được sự xâm nhập của côn trùng, từ đó có thể hạn chế được các mầm bệnh lây lan từ bên ngoài. Vì vậy, đây được xem như giải pháp hữu hiệu giúp tạo ra được sản phẩm tôm sạch, chất lượng và an toàn, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe.

Ưu điểm

Khung thép mạ kẽm cấu tạo làm cho hệ khung có thời gian sử dụng lâu.

Dễ lắp ráp, có thể di chuyển đến mọi địa điểm.

Giải pháp tổng thể

Mỗi modul của nhà màng nuôi tôm có bề rộng khoảng 24 m; chiều dài từ 36 đến 50 m tùy sử dụng của người nuôi; nước mưa sẽ được ngăn hoàn toàn và theo rãnh hai bên nhà màng đổ ra ngoài. Nhà được cấu tạo từ những nguyên vật liệu chính như sau: Thép mạ kẽm loại tốt hoặc sơn phủ chống muối; Màng nilon 5 lớp công nghệ châu Âu hoặc màng nhà kính Israel loại dày; Lưới chắn côn trùng xung quanh. Mỗi modun được xen kẽ cây xanh giúp giảm nhiệt độ do bức xạ mặt trời gây nên.

Thi công

  1. Xác định kích thước từng modun; xác định móng;
  2. Đào và thi công móng cột;
  3. Thi công hạng mục mương thoát nước mưa và bạt lót nền đúng kỹ thuật và có thoát khí đáy ao;
  4. Lắp dựng khung mái và vỏ bao che;
  5. Lắp hệ thống thoát khí nóng;
  6. Lắp hệ thống sục ôxy.

Vận hành

Đầu tiên, cần vệ sinh toàn bộ nhà nuôi trồng;

Dẫn nước vào các ao nuôi, điều chỉnh các yếu tố nồng độ muối, pH, ôxy hòa tan.

Thả thăm dò tôm mẫu;

Thả theo đúng mật độ nuôi tôm khuyến cáo tùy giống  nuôi và lượng ôxy hòa tan.

Yêu cầu

Tôm nuôi trong nhà màng có nhiều ưu điểm như dễ kiểm soát, tôm tăng trưởng khá nhanh, đặc biệt là tôm thương phẩm sau thu hoạch bóng và đẹp nên được các công ty chế biến tôm xuất khẩu thu mua với giá cao so với thị trường. Tuy nhiên, thường nuôi trong nhà màng sẽ thả với mật độ cao, vì vậy hệ thống dàn quạt và ôxy đáy phải hoạt động liên tục 24/24 giờ. Bên trong nhà màng, các ao nuôi đều lót bạt dưới đáy, nguồn nước mặn được xử lý bằng một ao lắng rồi mới đưa vào ao nuôi. Theo đó, định kỳ 5 ngày phải cấy vi sinh một lần và hằng tuần phải kiểm tra sự tăng trưởng của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn, môi trường nước kịp thời.

Bảo dưỡng

Trong quá trình nuôi, cần duy trì độ sáng của màng thông qua vệ sinh định kỳ giúp hệ thống có khả năng kháng khuẩn;

Thường xuyên kiểm tra khâu thoát khí nóng của hệ thống quạt;

Kiểm tra định kỳ cửa ra vào 2 lớp và chất khử trùng.

 

Nguồn: Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Share this post

Back to Bài viết
Kính mời Anh/Chị tham gia nhóm

Giải Pháp Nuôi Tôm Thành Công

Trên ứng dụng Zalo
Tập đoàn Nam Miền Trung với mong muốn tạo ra một môi trường trao đổi thông tin, nơi mọi thành viên có thể chia sẻ kiến thức, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tôm giống, kĩ thuật nuôi,... Chúng tôi sẽ có những chuyên viên kĩ thuật, kinh doanh dày dạn kinh ngiệm để tư vấn cho Anh/Chị khi cần.
close-link
contact-page