Nguyên nhân và hậu quả của việc giảm đột ngột độ kiềm trong ao nuôi tôm
Giảm đột ngột độ kiềm trong ao nuôi tôm là hậu quả đến từ thiếu quản lý và kiểm soát độ kiềm ở mức ổn định.
Độ kiềm là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả nuôi thả tôm giống. Độ kiềm ảnh hưởng lớn đến quá trình lột xác và tốc độ tăng trưởng, vì vậy chất lượng nuôi tôm có phát triển theo kỳ vọng hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực kiểm soát độ kiềm.
Trong đó giảm đột ngột độ kiềm trong ao nuôi là một hệ quả thường gặp, khó lường khi bản thân người tham gia nuôi tôm không kiểm soát tốt độ kiềm. Vậy đâu là những rủi ro tiềm tàng khi giảm đột ngột độ kiềm trong ao nuôi tôm, các phương pháp hữu hiệu nào giúp xác định và quản lý độ kiềm hiệu quả? Tất cả đều được chia sẻ ngay phía dưới.
Vai trò của độ kiềm và tác hại khi giảm đột ngột độ kiềm
Độ kiềm trong ao tôm được định nghĩa là khả năng trung hòa axid của nước, thể hiện tổng số ion có tính bazơ như hydroxit hay bicarbonat. Đối với nuôi tôm sú thì độ kiềm lý tưởng rơi vào khoảng 80-120 mg CaCO3/L, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì khoảng 120-180 mg CaCO3/L.
Độ kiềm trong ao nuôi tôm càng cao thì độ pH của ao càng ổn định. Không dừng lại ở đó, độ kiềm lý tưởng còn đảm bảo cho các yếu tố khác như mật độ tảo hay các loại khí – hỗ trợ tốt cho sức khỏe và năng lực phát triển của tôm giống.
- Khi độ kiềm quá cao thì độ pH ít bị biến đổi, nhưng ngược lại tôm nuôi rơi vào trạng thái chậm lớn, vỏ ngoài xơ cứng.
- Còn khi độ kiềm quá thấp, hoặc giảm đột ngột độ kiềm trong ao nuôi tôm thì độ pH biến động mạnh. Dễ khiến tôm nuôi bị stress, mệt mỏi và thậm chí có thể dẫn đến chết tôm.
Hiện tượng giảm đột ngột độ kiềm thường gặp nhất vào mùa mưa. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến tôm chết dần, hoặc gặp phải tình trạng vỏ ngoài mềm nhũn.
Làm thế nào để quản lý và kiểm soát tốt độ kiềm?
Người tham gia nuôi thả tôm giống cần thường xuyên đo lường và quản lý độ kiềm, tối thiểu một lần mỗi ngày. Có ba phương pháp xác định độ kiềm trong ao nuôi tôm phổ biến gồm có: chuẩn độ, sử dụng kit test và sử dụng máy đo.
Trong đó để tránh hiện tượng giảm đột ngột độ kiềm trong ao nuôi tôm, bà con nông dân giàu kinh nghiệm thường chọn phương án kit test. Vì đây là giải pháp tiện lợi, đơn giản và tiết kiệm nhất. Chỉ cần chọn đúng loại thuốc thử uy tín, có chất lượng và làm theo đúng hướng dẫn sử dụng.
Ngược lại quản lý độ kiềm trong ao nuôi bằng máy đo hay đo chuẩn độ tốn nhiều thời gian, nguồn lực hơn hẳn. Ngược lại cả hai đều yêu cầu có độ chính xác cao, vì vậy chất lượng đo lường và kiểm soát độ kiềm cũng đáng tin cậy hơn.
Khi đã xác định được độ kiềm thấp, hoặc giảm đột ngột độ kiềm trong ao nuôi tôm thì cần ngay lập tức nâng độ kiềm lên. Bằng một số giải pháp hữu hiệu như loại bỏ đi các loại nhuyễn thể (vẹm, ốc, hến,…), sử dụng các chế phẩm vi sinh để cắt tảo, ổn định màu nước hoặc cắt giảm nồng độ khí độc như NO2, NH3,…
Người tham gia nuôi tôm cũng có thể sử dụng biện pháp thay nước, bằng nước có độ kiềm từ trung bình đến cao với tỉ lệ 5-10% hằng ngày. Đồng thời kết hợp bổ sung các loại khoáng chất, vitamin và dưỡng chất cần thiết để đảm bảo khả năng sinh trưởng, phát triển tối ưu của tôm giống.
Trên đây là một số lưu ý trong quá trình quản lý độ kiềm trong nuôi tôm, giúp bà con nông dân cùng với các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp thuỷ sản trong và ngoài nước nâng cao hiệu suất mùa vụ của mình. Bên cạnh đó, chất lượng con giống cũng là yếu tố quan trọng không thể bỏ lỡ. Hãy gọi ngay đến số Hotline 0906 68 68 68 để được tư vấn miễn phí về tôm giống, kỹ thuật nuôi nâng cao hiệu suất cho vụ mùa và nhận những ưu đãi hấp dẫn nhất từ Tôm giống Nam Miền Trung.