6 bí quyết tăng sức đề kháng cho tôm thẻ chân trắng
Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về những giải pháp cơ bản để tăng hiệu suất trong nuôi tôm. Ngoài việc lựa chọn tôm giống, mô hình nuôi, quản lý môi trường, chế độ cho ăn và kiểm soát bệnh lý để tăng hiệu suất sản xuất, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ thêm 6 bí quyết tăng khả năng đề kháng cho tôm thẻ chân trắng.
Nội dung bài viết
6 bí quyết tăng khả năng đề kháng cho tôm thẻ chân trắng
1. Sử dụng Beta Glucan (viết tắt là β-Glucan)
Beta Glucan là một loại đường liên phân tử gồm các đơn vị D-glucose liên kết với nhau bởi các liên kết β-glycoside. Nguồn từ các tế bào nấm, men, do cấu trúc phân tử gần nhau vi khuẩn và virus, có khả năng kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của tôm, ngăn ngừa sự xâm nhập của các mầm bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn, virus. Đặc biệt, Beta Glucan có thể phòng ngừa virus đốm trắng (WSSV) trên tôm.
Tùy vào mục đích, có thể sử dụng β-glucan bằng nhiều cách khác nhau. Tốt hơn người nuôi nên bổ sung Beta-Glucan liều lượng 0,5-2 µg/kg vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng sau 7 ngày cho ăn.
Lưu ý rằng việc sử dụng Beta-Glucan trong nuôi tôm cần được thực hiện theo hướng dẫn và giám sát của chuyên gia nuôi trồng thủy sản.
2. Sử dụng lòng đỏ trứng gà để tăng đề kháng
Nghiên cứu của nước ngoài đã chứng minh rằng lòng đỏ trứng gà có khả năng diệt vi khuẩn Vibrio harveyi và Vibrio parahaemolyticus trên tôm thẻ chân trắng. Điều này mở ra tiềm năng trong việc sử dụng lòng đỏ trứng gà như một phương pháp thử nghiệm trong tương lai, đồng thời giúp hạn chế tác hại của hai loại vi khuẩn nguy hiểm này. Lòng đỏ trứng gà chứa kháng thể IgY, đã được chứng minh là hiệu quả trong việc bảo vệ thủy sản khỏi nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau. Khi sử dụng để ý điều lượng, nhiều quá sẽ ô nhiễm môi trường nuôi.
3. Sử dụng tỏi để tăng đề kháng
Tỏi chứa allin, một axit hữu cơ, khi bị đập nghiền sẽ kết hợp với enzyme Allinase trong tỏi, tạo thành chất Allicin có khả năng kháng khuẩn và chống nấm. Tỏi có khả năng kháng khuẩn tốt hơn penicillin và oxytetracycline. Tỏi cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh giun sán, tuyến trùng và bệnh nấm. Hoạt động của tỏi là ức chế sự phát triển của vi sinh vật bằng cách ức chế tổng hợp protein, DNA và RNA. Tỏi cũng chứa sulfide, một chất mạnh hơn các loại kháng sinh, thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
4. Sử dụng nucleotides để tăng đề kháng
Nucleotides là các hợp chất từ nấm men được giúp các tế bào miễn dịch của tôm như lymphocytes, macrophages và các tế bào ruột. Các nhà khoa học nước ngoài như như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đã thử nghiệm cho ăn men giàu nucleotide trong 8 tuần sẽ được tăng trưởng, miễn dịch và khả năng tiêu hóa đường ruột của tôm thẻ chân trắng.
5. Sử dụng tinh bột nghệ để tăng đề kháng
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất ethanol từ bột nghệ có thể kích thích khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng. Việc bổ sung 15g bột nghệ/kg thức ăn đã cho thấy hiệu quả tốt nhất trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của tôm.
6. Sử dụng thuốc chiết xuất từ thảo dược
Thuốc thảo dược đã được chứng minh là một phương pháp kích thích miễn dịch hiệu quả và tiết kiệm. Một số loại thảo dược như Picrorhiza và cây me rừng đã được chứng minh có khả năng chống sốc và kích thích miễn dịch cho tôm. Chất amla trong me chứa nhiều vitamin C và được coi là một chất kích thích miễn dịch. Ngoài ra, chè xanh, gừng, cỏ mực, dạ hoa và sầu đâu cũng được biết đến là những chất kích thích miễn dịch hiệu quả cho tôm ở các nước châu Á.
Bằng cách áp dụng những bí quyết trên, tôm thẻ chân trắng có thể tăng cường khả năng đề kháng và giảm nguy cơ bị các bệnh tác động. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng bất kỳ loại chất kích thích miễn dịch nào nên được thực hiện dưới sự giám sát và hướng dẫn của chuyên gia nuôi trồng thủy sản. Nhanh chóng liên hệ với Tôm giống Nam Miền Trung qua hotline 0906.68.68.68 để được tư vấn giải pháp nuôi tôm thành công.