Back to Bài viết
Post Date: 20/11/2019

Xử lý chất độc Nitrit trong ao nuôi tôm

Ngay từ tháng nuôi đầu tiên ao nuôi cần được bổ sung chế phẩm vi sinh chứa vi khuẩn Nitrobacter và Nitrosomonas để chuyển hóa các chất gây độc như NH3, NO2- thành dạng không độc như NO3-, N2.
– Vào giai đoạn 2 tháng tuổi trở đi, tảo giáp và tảo lam tảo thường có tình trạng phát triển quá mức và chiếm ưu thế…, có hiện tượng nước nổi bột khó tan, tôm bị stress nên sử dụng sản phẩm có chất Yucca, kết hợp Zeolite để giảm bớt khí độc do tảo sinh ra.
– Mặt khác, nước trước khi cấp vào ao nuôi phải được xử lý bằng hóa chất diệt khuẩn như Chlorine, BKC, Virkon… để giảm hợp chất hữu cơ trong nước.
– Thả ghép cá rô phi với tôm trong ao. Cá có thể tiêu hóa tảo trong đó có tảo sợi và thực vật lớn nhờ vào nhiều răng mịn ở hầu. Cá rô phi có thể tiêu hóa 30 – 60% đạm trong tảo, đặc biệt là các loại tảo lam, tảo lục, làm giảm sinh khối của loài tảo này.

Những tác hại của NO2 trong ao nuôi tôm:
Bản thân NO2 ở mức thấp có thể không gây ảnh hưởng lớn cho tôm, nhưng khi hàm lượng NO2 cao hơn mọi chuyện sẽ khác. NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt mãn tính sẽ yếu, dễ mắc bệnh hoặc chết khi sốc môi trường.

Một tác hại phổ biến khác là gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu (ở những ao nuôi có độ mặn thấp) do Nitrit cạnh tranh với ion Cl-. Tôm bị nhiễm NO2 sẽ lột xác không cứng vỏ, tôm chậm lớn, bị tổn thương mang và phù thủng cơ. Hàm lượng NO2 trong ao quá cao, tôm có thể chết hàng loạt hoặc rải rác vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối.

Cách xử lý NO2 trong ao nuôi tôm:
Sử dụng chế phẩm sinh học:

  • Giải pháp hiệu quả, an toàn với tôm nuôi là sử dụng vi sinh xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm.
  • Cách sử dụng như sau: Trộn 1 gói (100g) + 2kg mật rỉ đường + 20 lít nước sạch, sau đó đem sục khí 2 giờ để vi sinh vật sinh trưởng tốt. Cuối cùng đem tạt đều lên khắp bề mặt ao nuôi. Đánh vào lúc trời nắng khi có nhiều ôxy để phát huy tối đa hiệu quả xử lý.

Tuần hoàn nước ao nuôi ra ao lắng:

  • Tăng cường oxy
  • Khi đưa nước từ ao nuôi sang ao lắng sẽ xử lý NO2 trước khi tái cấp vào ao nuôi. Tại ao lắng, xử lý nước bằng ôxy già 5-10ppm. Ôxy già sẽ cung cấp ôxy cho quá trình Nitrat hóa đồng thời ôxy hóa chất hữu cơ. Điểm yếu của phương pháp này là không thể áp dụng cho ao nuôi tôm có thể tích lớn bởi giá thành rất cao.

Dương Thảo – Nam Miền Trung

Share this post

Back to Bài viết
Kính mời Anh/Chị tham gia nhóm

Giải Pháp Nuôi Tôm Thành Công

Trên ứng dụng Zalo
Tập đoàn Nam Miền Trung với mong muốn tạo ra một môi trường trao đổi thông tin, nơi mọi thành viên có thể chia sẻ kiến thức, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tôm giống, kĩ thuật nuôi,... Chúng tôi sẽ có những chuyên viên kĩ thuật, kinh doanh dày dạn kinh ngiệm để tư vấn cho Anh/Chị khi cần.
close-link
contact-page