Back to Bài viết
Tổng hợp 15 loại bệnh phổ biến trên tôm và biện pháp phòng ngừa
Post Date: 21/07/2023

Tổng hợp 15 loại bệnh phổ biến trên tôm và biện pháp phòng ngừa

Trong nuôi tôm, dịch bệnh là một trong những vấn đề quan trọng và thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Để đảm bảo sức khỏe và tăng hiệu quả kinh tế cho ao nuôi, việc phòng tránh bệnh cho tôm là vô cùng quan trọng.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 15 loại bệnh phổ biến trên tôm và 4 biện pháp phòng tránh bệnh tôm hiệu quả, giúp bạn đạt được một hệ thống nuôi tôm bền vững và thành công.

15 loại bệnh phổ biến trên tôm

1. Bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng ở tôm có 3 nguyên nhân chính: virus, vi khuẩn và môi trường. Virus gây ra bệnh bằng white spot syndrome virus (WSSV). Vi khuẩn gây ra bệnh thông qua hội chứng đốm trắng (Bacterial White Spot Syndrome – BWSS). Môi trường gây ra bệnh khi nước có độ cứng cao (Ca2+ và Mg2+), tôm hấp thụ quá nhiều và xuất hiện các đốm trắng trên vỏ.

Bệnh thường có các đốm màu trắng hoặc vàng nhạt trên cơ thể tôm, xuất hiện trên vỏ, chân và các bộ phận khác. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lây lan trong ao nuôi và gây thiệt hại kinh tế đáng kể.

Tổng hợp 16 loại bệnh phổ biến trên tôm và biện pháp phòng ngừa

Bệnh thường có các đốm màu trắng hoặc vàng nhạt trên cơ thể tôm, xuất hiện trên vỏ, chân và các bộ phận khác.

2. Bệnh đốm đen

Bệnh do các loài vi khuẩn có hại trong ao nuôi gây ra. Những loài vi khuẩn này có khả năng tiết ra các chất có khả năng ăn mòn lớp vỏ kitin của tôm. Chúng thường phát triển mạnh ở các ao có tình trạng giàu dinh dưỡng (ô nhiễm) và tích tụ nhiều loại khí độc như  NH3, NO2 và H2S, hàm lượng Oxy hoà tan trong nước thường thấp.

Tổng hợp 16 loại bệnh phổ biến trên tôm và biện pháp phòng ngừa

Trên thân tôm xuất hiện nhiều đốm đen li ti nằm rải rác hoặc chụm lại thành từng đám

3. Bệnh đói thức ăn

Do tôm không được cung cấp đủ lượng thức ăn hoặc không đảm bảo chất lượng thức ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng và yếu sinh lý.

4. Bệnh nấm

Do nấm gây ra, tạo thành mảng trắng trên cơ thể tôm và gây tổn thương nghiêm trọng cho chúng.

5. Bệnh thối đuôi

Do vi khuẩn gây ra, gây ra hiện tượng thối đuôi ở tôm và có thể lan rộng ra toàn bộ ao nuôi.

6. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND)

Tác nhân gây bệnh được xác định là do một chủng vi khuẩn Vibrio parhaemolyticus đặc biệt có độc lực cao. Tôm bệnh có khối gan tụy teo, gan tụy có màu nhợt nhạt đến trắng, ruột tôm không có thức ăn hoặc đứt đoạn, mềm vỏ, tỷ lệ chết cao. Tôm sú bệnh EMS thường có màu đậm, chậm lớn (tương tự như bệnh còi MBV) các biểu hiện trên gan tụy màu sắc nhợt nhạt, gan tụy teo, ruột không có thức ăn.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS_AHPND)

Khối gan tụy teo, gan tụy có màu nhợt nhạt đến trắng là biểu hiện của bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

7. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô do Infectious hypodermal and hematopoietic necrosis virus (IHHNV) gây ra. Đây được coi là tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất trên tôm thẻ chân trắng. Tôm nhiễm bệnh IHHNV thường có các triệu chứng dễ nhận thấy như sau: Hôn mê, hoạt động yếu, chủy biến dạng.

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô

Khi tôm bị nhiễm IHHNV, vùng cơ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và hoại tử rộng (chủ yếu ở vùng cơ bụng và cơ đuôi có màu trắng đục).

8. Bệnh đầu vàng (YHV)

Tác nhân gây bệnh là do phức hợp virus gây bệnh đầu vàng (yellow head virus – YHV) và virus gây hội chứng liên quan đến mang (gill-associated virus – GAV). Hiện nay, YHV được ghi nhận có 6 kiểu gen khác nhau.

Tôm nhiễm bệnh có biểu hiện vàng hoặc nâu ở mang, vàng ở phần đầu ngực, toàn thân có màu nhợt nhạt, sưng tuyến tiêu hóa làm cho đầu xuất hiện màu vàng. Tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100% sau 3 đến 5 ngày nhiễm bệnh.

Bệnh đầu vàng (YHV)

Tôm nhiễm bệnh có biểu hiện vàng có tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100% sau 3 đến 5 ngày nhiễm bệnh.

9. Bệnh phân trắng (WFD/WFS)

Hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân, có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tôm bệnh phân trắng do nhóm vi khuẩn Vibrio, trùng hai tế bào (Gregarine) hoặc nhóm ký sinh trùng có tên Vermiform, virus.

Tôm bệnh thải ra phân trắng, thỉnh thoảng sợi phân tôm cũng có màu vàng nhạt, gan tụy teo hay mềm nhũn.

Bệnh phân trắng (WFD_WFS)

Tôm bệnh thải ra phân trắng, thỉnh thoảng sợi phân tôm cũng có màu vàng nhạt, gan tụy teo hay mềm nhũn.

10. Bệnh Taura

Bệnh do Taura syndrome virus (TSV) gây ra. Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh có màu đỏ nhạt, đặc biệt là phần đuôi, mềm vỏ và ruột rỗng. thường tỷ lệ gây chết từ 40% đến 90% và lây lan nhanh. Virus Taura có thể nhiễm trên tôm sú gây ra bệnh đỏ đuôi.

Bệnh Taura

Tôm yếu, èo uột, vỏ mềm, ruột không có thức ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé bờ, chậm lớn. Gan tụy có màu vàng hơn bình thường; mang, đuôi có thể bị sưng.

11. Bệnh hoại tử cơ, trắng đuôi, đục cơ

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh bệnh hoại tử cơ, trắng đuôi, đục cơ trên tôm. Dấu hiệu chung của bệnh này là phần cơ đuôi hoặc phần cơ ở các đốt thân khác hoặc toàn thân có màu trắng hoặc đục và có dấu hiệu hoại tử.

Xác định được nguyên nhân gây bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng là do tôm bị bệnh, ví dụ như do nhiễm vi bào tử trùng (Microsporidian), hay virus (IMNV, PvNV) hay do nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio (bệnh trắng đuôi do Vibrio harveyi được đặt tên là “bệnh trắng đuôi do vi khuẩn” (BWTD – bacterial white tail disease). Ở vùng nuôi có độ mặn tương đối cao (25 – 35%), tôm chuyển sang trắng đục ở một số bộ phận trên cơ thể. Tỷ lệ chết tích lũy khá cao, khoảng 40 – 70%.

Bệnh hoại tử cơ, trắng đuôi, đục cơ

Dấu hiệu chung của bệnh này là phần cơ đuôi hoặc phần cơ ở các đốt thân khác hoặc toàn thân có màu trắng hoặc đục và có dấu hiệu hoại tử.

12. Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPB)

Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn NHPB (Necrotizing hepatopancreatitis bacterium). Bệnh xảy ra do các điều kiện môi trường ao nuôi kém, đặc biệt là đáy ao bị dơ, các ao nuôi xuất hiện bệnh “đốm đen” thường có hàm lượng các khí độc như NH3, NO2 rất cao. Tỷ lệ chết có thể lên đến 95% trong vòng 15 – 30 ngày kể từ khi phát hiện bệnh.

Tổng hợp 15 loại bệnh phổ biến trên tôm và biện pháp phòng ngừa

Tỷ lệ chết có thể lên đến 95% trong vòng 15 – 30 ngày kể từ khi phát hiện bệnh.

13. Bệnh đen mang (tím mang)

Trong các bệnh thường gặp ở tôm sú thì bệnh đen mang (hay còn gọi là tím mang) thường gặp trong các ao nuôi có chất lượng nước không tốt (đáy ao dơ, có nhiều khí độc NH3, NO2, H2S,…) và mật độ thả nuôi cao. Khi bị nhiễm bệnh, mang, chân và đuôi tôm thường có màu đen, tôm giảm ăn, chậm lớn, và chết khi gặp các tác nhân khác.

Khi bị nhiễm bệnh, mang, chân và đuôi tôm thường có màu đen, tôm giảm ăn, chậm lớn, và chết khi gặp các tác nhân khác.

14. Bệnh đóng vôi, rong

Bệnh đóng vôi, đóng rong xuất hiện chủ yếu là do tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động lẫn nhau gây ra bệnh. Bệnh xuất hiện từ giai đoạn tôm giống cho đến lúc tôm trưởng thành, đặc biệt vào những tháng cuối vụ nuôi. Khi bị bệnh, tôm sú có hiện tượng đóng rong, yếu ớt, thường bỏ ăn, ít di chuyển và bơi tấp mé bờ, đồng thời mang tôm bị đổi màu.

Bệnh đóng vôi, rong

Bệnh xuất hiện từ giai đoạn tôm giống cho đến lúc tôm trưởng thành, đặc biệt vào những tháng cuối vụ nuôi

15. Bệnh mềm vỏ

Bệnh mềm vỏ thường xuất hiện trên các ao nuôi thương phẩm, triệu chứng của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại, vỏ nhăn nheo, rất dễ rách nát, tôm yếu.

Bệnh mềm vỏ

Bệnh mềm vỏ trên tôm là bệnh thường xảy ra ở tôm nuôi

4 biện pháp phòng tránh bệnh tôm hiệu quả

1. Vệ sinh và khử trùng định kỳ

Vệ sinh và khử trùng định kỳ các thiết bị, công cụ, hệ thống nước, ao nuôi, đất ao và các vật dụng liên quan khác để giảm thiểu tối đa sự phát triển của vi khuẩn, virus, nấm và các tác nhân gây bệnh khác.

2. Cải tạo môi trường sống của tôm

Tạo môi trường sống tốt cho tôm bằng cách kiểm soát chất lượng nước, cân bằng hệ sinh thái ao, giảm thiểu lượng chất thải và thức ăn thừa trong ao nuôi, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật có lợi.

3. Chọn tôm giống có sức đề kháng tốt

Chọn tôm giống có sức đề kháng tốt để tránh tình trạng suy dinh dưỡng, yếu sinh lý và dễ mắc các bệnh lý.

4. Lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Lý do lựa chọn tôm giống của Nam Miền Trung

Với nhận thức về tính quan trọng của tôm giống trong việc phòng chống bệnh trên tôm, Nam Miền Trung đã áp dụng nhiều biện pháp trong quá trình nuôi tôm giống nhằm đảm bảo chất lượng và tăng cường sức khỏe cho tôm giống.

Sử dụng tôm bố mẹ chất lượng cao

Nam Miền Trung nhập khẩu 100% tôm bố mẹ từ các đối tác hàng đầu thế giới. Tôm giống được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo sạch bệnh, tăng trưởng nhanh, phù hợp với điều kiện khí hậu môi trường Việt Nam.

Đảm bảo chất lượng nguồn nước

Nam Miền Trung sử dụng nguồn nước mặn được lấy ngoài khơi cách bờ 15km bằng tàu chuyên dụng. Toàn bộ các chỉ tiêu môi trường đều được xét nghiệm đạt tiêu chuẩn tối ưu trước khi đưa vào sử dụng. Nước ngọt được sử dụng từ nguồn nước khoáng Vĩnh Hảo, với hàm lượng khoáng tự nhiên và độ kiềm cao rất thích hợp cho ấu trùng tôm giống phát triển.

tôm giống nam miền trung

Nam Miền Trung sử dụng nguồn nước mặn được lấy ngoài khơi cách bờ 15km bằng 2 tàu chuyên dụng

Đảm bảo vệ sinh khu nuôi

Nam Miền Trung sử dụng các hệ thống lọc và xử lý nước hiện đại để loại bỏ các tác nhân gây bệnh trong môi trường nuôi. Ngoài ra, chúng tôi cũng thực hiện các biện pháp vệ sinh thường xuyên cho khu vực nuôi tôm giống.

Trung tâm xét nghiệm hiện đại đảm bảo chất lượng con giống

Tập đoàn Nam Miền Trung sở hữu trung tâm xét nghiệm hiện đại, Phòng Lab đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 để đảm bảo chất lượng con giống và phát hiện sớm các bệnh tôm giống có thể gây ảnh hưởng đến quá trình nuôi.

Chúng tôi Kiểm soát các tiêu chí, tiêu chuẩn từng công đoạn, giai đoạn sản xuất từ khâu lấy nước đến khi xuất bán như: thông số kỹ thuật, mật độ vi khuẩn, mật độ vi sinh, dư lượng hóa chất,…Từ đó, kiểm soát được các tiêu chí bệnh học: 7 bệnh trên tôm thẻ chân trắng:

  1. WSSV: Virut gây bệnh đốm trắng
  2. EMS/AHPND: Virut gây bệnh hoại tử gan tụy cấp
  3. YHV1: Virut gây bệnh đầu vàng
  4. TSV: Virut gây hội chúng Taura
  5. IHHNV: Virut gây bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu
  6. IMNV: Virut gây bệnh đục cơ
  7. EHP:  Vi bào tử trùng

Tôm giống qua 3 lần kiểm soát bằng PCR, không có bệnh ở trên sẽ xuất bán.

tôm giống nam miền trung

Phòng xét nghiệm khu X8 đạt tiêu chuẩn ISO 17025:2017

Vì vậy, khi sử dụng tôm giống của Nam Miền Trung, bà con nuôi tôm có thể yên tâm về chất lượng và sức khỏe của tôm giống, đồng thời giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tôm giống và tăng hiệu quả sản xuất. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay qua hotline 0906.68.68.68 để nhận được tư vấn giải pháp nuôi tôm thành công.

Share this post

Back to Bài viết
Kính mời Anh/Chị tham gia nhóm

Giải Pháp Nuôi Tôm Thành Công

Trên ứng dụng Zalo
Tập đoàn Nam Miền Trung với mong muốn tạo ra một môi trường trao đổi thông tin, nơi mọi thành viên có thể chia sẻ kiến thức, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tôm giống, kĩ thuật nuôi,... Chúng tôi sẽ có những chuyên viên kĩ thuật, kinh doanh dày dạn kinh ngiệm để tư vấn cho Anh/Chị khi cần.
close-link
contact-page