Phòng trị bệnh vi khuẩn dạng sợi trên tôm thẻ chân trắng
Khi trong quá trình nuôi tôm gặp tình trạng tôm bơi trên mặt nước, mang tôm chuyển màu nâu hoặc đen, chân tôm bám đầy lông tơ, lột vỏ không được. Có khả năng do môi trường không tốt, nhiều chất hữu cơ trong nước, bị lây nhiễm một số vi khuẩn dạng sợi.
Hiểu rõ về vi khuẩn dạng sợi
Vi khuẩn dạng sợi là một nhóm vi khuẩn sống hoại sinh trong môi trường nước biển và cửa sông, có khả năng gây bệnh cho tôm nuôi bằng cách bám vào bề mặt cơ thể của tôm và phân hủy các chất hữu cơ như kitin, xenlulose, v.v.
Vi khuẩn dạng sợi có nhiều loài khác nhau, không phải loài nào cùng có hại, trong đó Leucothrix mucor là loài phổ biến nhất. Một số loài khác như Cytophagr sp, Flexibacter sp, Thixothrix sp… có thể gây bệnh độc lập hoặc liên kết với các chất dư với ký sinh trùng, ảnh hưởng đến mang, thân và các phụ bộ của tôm. Bệnh sẽ xuất hiện ở mọi giai đoạn của tôm, với 0-35 ‰ các độ mặn môi trường nước ao nuôi.
Phòng và trị bệnh
– Cải thiện môi trường: Cần thay nước và sử dụng quạt nước tăng oxy trong nước, phân hủy chất hữu cơ, cải thiện điều kiện môi trường, cắt dinh dưỡng của vi khuẩn dạng sợi, để giảm bớt mật độ của nó.
– Tăng sức đề kháng cho tôm: Bổ sung vitamin A,C, E với dinh dưỡng cho tôm, để tăng sức đề kháng.
– Điều chỉnh mật độ nuôi: Nuôi tôm thưa lại, để giảm chất hữu cơ tích lũy, tránh tình trạng bệnh này phát sinh.
– Sử dụng vi sinh: Định kỳ sử dụng vi sinh để xử lý chất hữu cơ.
– Đối với ao nuôi bị bệnh: Nếu tình hình không nặng, thay nước giảm bớt chất dư trong nước sẽ xử lý dược. Nêu tình hình đã nghiêm trọng sẽ sử dụng 1-2g/m3 Saponine hoặc bột hạt chè phun đều khắp ao để kích thích tôm lột xác. Sau khi tôm lột xác, thêm nước vào ao để giảm nồng độ Saponine. Ngoài ra, có thể sử dụng 2-5g/m3 KMnO4 (thuốc tím) phun khắp ao sau 4 giờ, sau đó thay nước.
Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt với tôm giống Nam Miền trung, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0906.68.68.68 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.