Back to Bài viết
Hướng dẫn xử lý nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả (1)
Post Date: 22/07/2023

Hướng dẫn xử lý nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả

Xử lý nước ao nuôi là bước quan trọng trong quy trình nuôi tôm. Môi trường sống tốt tạo điều kiện cho tôm sinh trưởng mạnh, không bị nhiễm bệnh. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về các quy trình xử lý nước ao nuôi hiệu quả.

1. Xử lý nước trước khi thả tôm

Xử lý nước trước khi thả tôm rất quan trọng, phải tuần tự hợp lý mới giúp tôm giống phát triển an toàn, khỏe mạnh. Nếu không đúng cách có thể ảnh hưởng cả vụ nuôi.

Mục tiêu

  • Xử lý nguồn nước cho sạch, nhằm đảm bảo nước ao nuôi an toàn cho tôm giống.
  • Ngăn chặn mầm bệnh từ nguồn nước để tránh nguy cơ tiềm ẩn.
  • Xử lý chất tạp với điều chỉnh chất lượng trung nước, tạo môi trường cho nuôi tôm thuận tiền.

Các bước xử lý mầm bệnh trong nước trước khi thả tôm:

  • Bước 1: Cấp nước vào ao và lắng qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ các chất rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá. Lắng trong khoảng 3-7 ngày.
  • Bước 2: Kích thích nở của trứng tôm, ốc, côn trùng, cá bằng cách chạy quạt nước liên tục trong 2-3 ngày.
  • Bước 3: Sử dụng Chlorine với nồng độ 20-30 ppm (20-30 kg/1.000m3 nước) hoặc sử dụng thuốc tím (KMnO4), BKC (Benzalkonium Chloride) ≥ 50%, hoặc hợp chất Iodine ≥ 10% để diệt tạp chất và vi khuẩn trong nước.
  • Lưu ý: Chỉ sử dụng một trong các loại hoá chất: thuốc tím, Chlorine, BKC hoặc Iodine. Nếu sử dụng Chlorine để diệt trùng, trước đó từ 3-5 ngày không sử dụng vôi vì vôi làm tăng pH và giảm khả năng diệt trùng của Chlorine.
  • Bước 4: Quạt nước liên tục trong 10 ngày để phân hủy dư lượng Chlorine. Kiểm tra nồng độ Chlorine trong nước bằng thuốc thử.
  • Bước 5: Lấy nước từ ao chứa đã được xử lý qua túi lọc để đưa vào ao nuôi.

Không lấy nước vào ao khi:

(1) Nước ngoài kênh/mương có nhiều váng bọt, màng nhầy, phù sa nhiều

(2) Nguồn nước nằm trong vùng có dịch bệnh

(3) Nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm.

2. Xử lý nước trong quá trình nuôi tôm

Giai đoạn cần thiết không thể bỏ qua trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng chính là xử lý nước ao nuôi. Cần chuẩn bị môi trường ao nuôi đúng chuẩn trước khi thả tôm vào, điều này vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cả vụ mùa. Cách xử lý nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng cho từng trường hợp như sau:

a.  Nước ao có màu trà đậm

Về nguyên nhân

Sự phát triển của tảo trong ao nuôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến màu nước. Nước ao có màu trà đậm cho thấy hàm lượng dinh dưỡng tốt. Có chứa đủ các loài thuộc nhóm tảo cát như: chaetoceros, nitzschia closterium, phaeodactylum tricornutum…Những loài tảo này là nguồn thức ăn tốt cho tôm giống ở giai đoạn mới thả. Giúp tôm phát triển khỏe mạnh, màu sắc cơ thể sạch bóng, hỗ trợ tốt cho tiêu hóa để hấp thu chất dinh dưỡng.

Hướng dẫn xử lý nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả

Nước ao có màu trà đậm cho thấy hàm lượng dinh dưỡng tốt

Cách xử lý

Màu sắc này cho thấy môi trường ao nuôi ổn định, chỉ cần thêm nước sạch vào ao. Mục đích thêm nước để làm loãng mật độ tảo và kích thích tôm lột xác.

b. Nước ao nuôi tôm xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan

Nguyên nhân

Khi nước nuôi tôm xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan, nguyên nhân có thể là do một số khí độc như H2S, Metan, CO2 xuất hiện trong ao nuôi. Đồng thời, các yếu tố môi trường như độ kiềm và độ pH không ổn định cũng có thể gây tảo tàn và ô nhiễm ao nuôi.

Hướng dẫn xử lý nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả (3)

Khi nước nuôi tôm xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan, nguyên nhân có thể là do một số khí độc như H2S, Metan, CO2 xuất hiện trong ao nuôi

Cách xử lý

Để xử lý tình trạng này, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiểm tra có xuất hiện các loại khí độc như H2S, NH3 trong ao nuôi khi phát hiện nhiều bọt. Nếu có, sử dụng vi sinh để hấp thụ khí độc
  • Giảm lượng thức ăn xuống 50% so với mức thông thường trong quá trình xử lý. Sau đó, tăng lượng thức ăn trở lại khi ao nuôi đã hết khí độc.
  • Nếu trong ao xuất hiện nhiều váng do tảo chết, cần vớt tảo và sử dụng vi sinh xử lý đáy để phân hủy xác tảo và làm sạch nước ao. Đồng thời, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tôm bằng cách tăng cường quạt nước. Kiểm tra và điều chỉnh độ kiềm, pH trong ao để đạt mức phù hợp, nếu cần, có thể bón vôi để điều chỉnh pH trên 7,5.
  • Để phòng ngừa sự xuất hiện của bọt lâu tan trong ao nuôi, cần quản lý tốt các yếu tố môi trường và không để ăn dư thừa tích tụ trong ao. Sử dụng chế phẩm vi sinh thường xuyên để duy trì nước ao sạch và ổn định. Đồng thời, giảm thiểu sự phát triển mầm bệnh gây hại cho tôm.
  • Kiểm tra tôm yếu tại khu vực tụ chất thải và nếu phát hiện, có thể trộn vitamin và khoáng vào thức ăn để tăng sức khỏe cho tôm.
  • Duy trì hoạt động quạt khí trong suốt ngày đêm để cung cấp đủ oxy do phân hủy xác tảo, bởi vì quá trình này tiêu hao nhiều oxy.
  • Duy trì hoạt động quạt khí trong cả ngày để cung cấp ôxy do phân hủy xác tảo. Điều đó sẽ tiêu hao oxy nhiều.

c. Nước ao nuôi bị đục

Nguyên nhân

Có hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng này: tự nhiên và do người nuôi tạo ra.

  • Nguyên nhân tự nhiên bao gồm lượng mưa lớn trong mùa mưa, làm cho đất từ bờ ao bị rửa trôi và hòa vào nước ao, gây đục nước. Ngoài ra, hoạt động của tôm và các sinh vật khác trong ao cũng có thể làm nước trở nên đục.
  • Nguyên nhân do người nuôi tạo ra có thể bao gồm việc không sên vét ao kỹ lưỡng, làm cho ao nuôi quá cạn và quạt nước hoạt động quá mạnh, dẫn đến đục nước. Bên cạnh đó, việc sử dụng vôi để tăng độ kiềm trước khi thả tôm cũng có thể gây đục nước nếu vôi không chất lượng và chứa nhiều tạp chất. Thêm vào đó, việc cho ăn quá dư thừa cũng dẫn đến tích tụ các chất lơ lửng khó phân hủy trong ao nuôi, góp phần làm đục nước.
Hướng dẫn xử lý nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả (2)

Có hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng này: tự nhiên và do người nuôi tạo ra.

Cách xử lý

Sử dụng vi sinh, người nuôi có thể sử dụng vi sinh để xử lý đáy ao, giúp phân hủy các chất lắng tụ trên đáy ao, làm sạch đáy và nước ao nuôi.

Duy trì chất lượng nước ao nuôi ở mức tốt nhất là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công cho vụ mùa. Tuy nhiên, đây là một công việc không hề dễ dàng đối với người nuôi. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích để giải quyết được những vấn đề thường gặp trong quá trình nuôi tôm.

Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn hay vấn đề nào trong quá trình nuôi tôm, hãy liên hệ ngay với Tôm giống Nam Miền Trung qua số HOTLINE 0906.68.68.68, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn miễn phí cho bà con để có một mùa vụ thành công.

Share this post

Back to Bài viết
Kính mời Anh/Chị tham gia nhóm

Giải Pháp Nuôi Tôm Thành Công

Trên ứng dụng Zalo
Tập đoàn Nam Miền Trung với mong muốn tạo ra một môi trường trao đổi thông tin, nơi mọi thành viên có thể chia sẻ kiến thức, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tôm giống, kĩ thuật nuôi,... Chúng tôi sẽ có những chuyên viên kĩ thuật, kinh doanh dày dạn kinh ngiệm để tư vấn cho Anh/Chị khi cần.
close-link
contact-page