Back to Bài viết
Post Date: 12/03/2019

Hàn Quốc: Phát triển công nghệ tăng đề kháng cho tôm

Để trợ giúp nông dân nuôi tôm nước mặn đang phải đương đầu với nhiều dịch bệnh, Công ty Adbiotech của Hàn Quốc đã phát triển thành công sản phẩm Ig-Guard (Shrimp) sử dụng công nghệ kháng thể lòng đỏ trứng (IgY). Ig-Guard (Shrimp) đã tăng sức đề kháng cũng như các chỉ số tăng trưởng trên tôm.

Thay thế kháng sinh

Năm ngoái, công nghệ tăng đề kháng cho tôm bằng lòng đỏ trứng đã thu hút được sự chú ý trong ngành công nghiệp nuôi tôm. Song những tiềm năng của sản phẩm mới chỉ nằm trên các nghiên cứu và thử nghiệm, Ahn Hyeong-chul, Giám đốc phòng kinh doanh quốc tế của Adbiotech cho biết.

Ahn Hyeong-chul chia sẻ: “Dựa trên công nghệ sản xuất kháng thể (igY) sử dụng lòng đỏ trứng gà, chúng tôi đã cho ra đời sản phẩm Ig-Guard (Shrimp) cải thiện được sức đề kháng cho tôm và chống lại những vi khuẩn và virus gây bệnh. Ngoài ra, sản phẩm này cũng giảm tỷ lệ chết trên tôm, cải thiện tỷ lệ biến đổi thức ăn và tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh tôm, sử dụng cùng công nghệ này, chúng tôi có thể phát triển được sản phẩm kháng thể cho cá hồi, cá cam hay lươn theo yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm này hoàn toàn có khả năng thay thế vaccine và kháng sinh”.

Được sản xuất dưới dạng bột mịn, Ig-Guard (Shrimp) được coi là phụ gia thức ăn tự nhiên cho tôm và nhiều loài thủy sản nuôi với chức năng nổi bật là kiểm soát được dịch bệnh. Đặc biệt, sản phẩm này còn chứng thực được hiệu quả vượt trội khi chống lại vi khuẩn Vibrio và virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) trên TTCT Thái Bình Dương. Thành phần cơ bản của sản phẩm là immuoglobulin từ lòng đỏ trứng gà và liều sử dụng khuyến nghị từ 0,1 – 0,5% được bổ sung theo tỷ lệ 1 – 5 kg/tấn thức ăn.

Tương lai cho ngành tôm

Ig-Guard (Shrimp) đã được cho tôm ăn trong hàng loạt thử nghiệm tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Trong chế độ dinh dưỡng thử nghiệm, Ig-Guard (Shrimp) được bổ sung theo nhiều nồng độ khác nhau thông qua cách cho trực tiếp vào thức ăn hoặc trộn lẫn với thức ăn và sau đó cho thử thách với Vibrio parahaemolyticus, chủng virus gây ra bệnh EMS/AHPND hoặc WSSV trong 4 ngày.

Thông số hiệu suất tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng miễn dịch sau đó cũng được đánh giá. Các chuyên gia phát hiện rằng, tôm được cho ăn theo chế độ dinh dưỡng chứa Ig-Guard (Shrimp) theo nồng độ 0,2% và 0,5% đều tăng trọng lượng, tỷ lệ sống và sức đề kháng cũng tăng theo. Sau thử thách với virus Vibrio parahaemolyticus, tỷ lệ sống trên tôm được cải thiện tới 66,6%, từ mức 33,3% ở nhóm đối chứng âm và khi thử thách với WSSV, tỷ lệ sống được cải thiện 62,5%, đối lập với mức 25,5% ở nhóm đối chứng âm. Thời gian sau khi thử thách với EMS, tế bào máu của tôm đã tăng lên 3,51×107/ml, đối lập với 1,8×107/ml ở nhóm đối chứng âm. Sau 45 ngày cho ăn phụ gia, tỷ lệ biến đổi thức ăn được cải thiện từ 1,42:1 lên 1,23:1.

Táng 11/2018, tại Hội nghị chuyên đề thế giới về nuôi các loài giáp xác tại Trung Quốc, Đại học Shantou, TS Wang Lei đó nói rằng dựa trên nền tảng những kết quả thí nghiệm này, thì Ig-Guard (Shrimp) có thể góp phần quản lý tốt trang trại nuôi tôm và cải thiện sản xuất, từ đó mở ra một tương lai tươi sáng cho ngành tôm nuôi tại châu Á.

Theo Tạp chí thủy sản Việt Nam

Share this post

Back to Bài viết
Kính mời Anh/Chị tham gia nhóm

Giải Pháp Nuôi Tôm Thành Công

Trên ứng dụng Zalo
Tập đoàn Nam Miền Trung với mong muốn tạo ra một môi trường trao đổi thông tin, nơi mọi thành viên có thể chia sẻ kiến thức, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tôm giống, kĩ thuật nuôi,... Chúng tôi sẽ có những chuyên viên kĩ thuật, kinh doanh dày dạn kinh ngiệm để tư vấn cho Anh/Chị khi cần.
close-link
contact-page