Back to Bài viết
Post Date: 23/10/2018

Giải pháp giúp tôm lột xác đều

Để giúp tôm lột xác đồng đều, nhanh cứng vỏ giúp tôm tăng trọng lượng cũng như kích thước, người nuôi cần chú ý đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng, môi trường, ôxy hòa tan tốt cũng như kiểm soát dịch bệnh.

Lột xác giúp tôm sinh trưởng, tăng trọng lượng và kích thước cơ thể

Tôm lột xác như thế nào?

Đối với các loài giáp xác như tôm, thì sự lột xác được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng, sự lột xác có ý nghĩa giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể. Chu kỳ lột xác là khác nhau ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của tôm, khi tôm còn nhỏ chu kỳ diễn ra nhiều lần mỗi lần cách nhau một thời gian ngắn, khi tôm lớn dần thời gian lột xác giữa các lần sẽ lâu hơn.

Quá trình lột xác: Lớp vỏ cũ giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực tôm rút ra trước, sau đó là phần bụng và các phần phụ phía sau, tôm rút ra khỏi lớp vỏ cũ bằng cách uốn cong mình toàn cơ thể, đối với những con tôm khỏe thì quá trình lột xác rất nhanh chỉ cần 5 – 7 phút. Lớp vỏ mới sẽ cứng lại sau 1 – 2 ngày đối với tôm trưởng thành và 1 – 2 giờ đối với tôm nhỏ.

Các dấu hiệu và dự báo

Thông thường tôm sẽ không lột xác đồng loạt vào cùng một thời điểm. Chúng có xu hướng lột xác qua thời kỳ thủy triều cao hay trăng tròn. Trải qua ngày lột xác, nếu pH trong ao cao (trên 8,3), tôm sẽ đợi đến khi pH hạ xuống 8,3 sẽ bắt đầu lột xác và thường sẽ xảy ra vào ban đêm.

Sau khi tôm lột xác đồng loạt, người nuôi sẽ nhìn thấy vỏ lột và các vệt bọt dài hay bong bóng. Vỏ tôm mới nhìn sạch sẽ, trong và mỏng. Tuy nhiên, vì sự thiếu hụt lượng khoáng chất trong nước do lượng khoáng này đã được tôm sử dụng cho việc lột vỏ qua đêm, có khả năng sẽ xảy ra sự sụp tảo 2 – 3 ngày sau lột xác. Việc người nuôi nhận biết được thời điểm lột xác đồng loạt và chuẩn bị cho điều đó là rất quan trọng.

Đến ngày dự đoán của lần lột xác, lượng ăn sẽ giảm khoảng 10 – 30%. Một khi được dự báo trước, người nuôi phải cung cấp sự sục khí đầy đủ, liên tục và chuẩn bị sẵn một số khoáng quan trọng để tạo nguồn khoáng sẵn ngay lập tức cho nhu cầu của tôm trong quá trình lột xác. Nếu pH cao hơn 8,3, người nuôi nên đợi cho đến khi pH giảm để đánh khoáng vào. Nhưng nếu pH trong ao luôn thấp, người nuôi sẽ cần trộn khoáng trong bể bên cạnh ao và bổ sung từ từ liên tục qua ống dẫn đặt phía trước quạt nước vào ban ngày. Mỗi lần, trải qua sự lột xác, có thể có khả năng độ kiềm sẽ giảm do các ion đã được sử dụng để hình thành lớp vỏ mới. Trong các trường hợp như vậy, cần phải điều chỉnh độ kiềm về mức bình thường, khoảng 100 – 120 ppm bằng cách bổ sung Sodium bicarbonate.

Giải pháp

Đảm bảo lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi luôn ở mức khoảng 4 – 6 mg/l trong suốt quá trình nuôi, nếu phát hiện thấy tôm có dấu hiệu lột xác thì tăng cường quạt nước, sục khí.

Điều chỉnh và duy trì độ pH trong ngưỡng thích hợp 7,5 – 8,5 là tốt nhất.

Khi phát hiện tôm bị nhiễm nấm, bị đóng rong cần phải can thiệp và điều chỉnh kịp thời giúp tôm phục hồi và lột xác thành công.

Sử dụng thức ăn bởi các nhà cung cấp thức ăn uy tín, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho sự lột xác của tôm nuôi.

Độ mặn: độ mặn liên quan đến hàm lượng khoáng chất trong ao, độ mặn cao lượng khoáng chất lớn giúp tôm lột xác dễ dàng và nhanh cứng vỏ. Ao nuôi thiếu khoáng sẽ làm tôm khó lột vỏ, mềm vỏ.

Trong quá trình nuôi thường xuyên bổ sung các loại chế phẩm vi sinh, khoáng chất và vitamin thiết yếu giúp tôm sinh trưởng và tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.

Nguồn: Contom.vn

Share this post

Back to Bài viết
Kính mời Anh/Chị tham gia nhóm

Giải Pháp Nuôi Tôm Thành Công

Trên ứng dụng Zalo
Tập đoàn Nam Miền Trung với mong muốn tạo ra một môi trường trao đổi thông tin, nơi mọi thành viên có thể chia sẻ kiến thức, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tôm giống, kĩ thuật nuôi,... Chúng tôi sẽ có những chuyên viên kĩ thuật, kinh doanh dày dạn kinh ngiệm để tư vấn cho Anh/Chị khi cần.
close-link
contact-page