Cách phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND)
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND)
Tác nhân: Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus
Đối tượng nuôi: Tôm thẻ chân trắng, tôm sú
Triệu chứng:
– Đường ruột rỗng hoặc đứt đoạn. Gan tụy teo nhỏ (1/3 so với bình thường) và bị chai, khó bóp nát.
– Tôm mới bị bệnh, gan tụy sưng to, biến đổi màu.
– Màu sắc khối gan tụy nhợt nhạt hoặc trắng.
– Vỏ mềm, tôm bị bệnh chết chìm dưới đáy ao.
Giai đoạn: Thường gặp hơn trong tháng nuôi đầu tiên. Tuy nhiên tôm nuôi đến tháng thứ 3 hoặc 4 vẫn có thể phát bệnh.
Mùa phát bệnh: Quanh năm, gặp nhiều khi nắng nóng.
Phòng bệnh:
-Thả tôm giống sạch bệnh (xét nghiệm bằng PCR).
– Cải tạo đáy ao kỹ, lắng nước đủ lâu và xử lý triệt để.
– Trong suốt vụ nuôi giữ đáy ao sạch, lắp đủ quạt để đảm bảo oxy hòa tan luôn đủ hoặc thừa.
– Trộn các hoạt chất tự nhiên có khả năng kiểm soát khuẩn đường ruột vào thức ăn.
– Sử dụng chế phẩm vi sinh thường xuyên, đúng cách để phát triển lợi khuẩn trong ao nhằm ức chế vi khuẩn Vibrio gây bệnh.
– Áp dụng công nghệ biofloc hoặc nuôi ghép với cá rô phi để giảm nguy cơ bùng phát bệnh.
Trị bệnh: Khi phát hiện cần dừng cho ăn, thay nước và diệt khuẩn. Bỏ đói tôm từ 3-4 ngày. Sau đó cho ăn lại với khẩu phần ăn giảm 50% so với mức thông thường. Trộn vào thức ăn các hoạt chất tự nhiên có khả năng diệt khuẩn hoặc acid hữu cơ.
(Trích sách thực hành nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả bền vững)