Back to Bài viết
Post Date: 26/12/2019

Cách phòng bệnh đốm trắng do vi khuẩn

  1. Tên bệnh: Đốm trắng do Vi khuẩn
  2. Tác nhân: Vi khuẩn Bacillaceae
  3. Đối tượng nuôi: Tôm thẻ/ tôm sú
  4. Lưu ý: Cần xét nghiệm bằng PCR để phân biệt với bệnh đốm trắng do vi rút gây ra và hiện tượng vỏ tôm có đốm trắng do canxi tích tụ.
  5. Triệu chứng:

– Vỏ tôm bị bệnh có đốm trắng hình tròn, mờ đục trên khắp cơ thể; có kích thước nhỏ hơn đốm trắng do virus. Chúng thường chỉ ở phía ngoài lớp biểu bì và tổ chức liên kết. Tôm bị bệnh nhẹ, sau khi lột xác có thể bình phục, không còn đốm trắng nữa.
– Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi thấy đốm trắng có dạng lan tỏa hình địa y với viền kiểu gờ khía tròn ở giữa rỗng.
– Tôm bị bệnh giảm bắt mồi, chậm lột vỏ, chết rải rác (chứ không chết hàng loạt) và thường bị dóng rong hoặc đen mang.
– Kết quả xét nghiệm PCR là âm tính với WSSV.


6. Giai đoạn: Bất cứ lúc nào trong suốt vụ nuôi.

7. Mùa phát bệnh: Dễ gặp trong mùa nắng nóng.


8. Phòng bệnh:
-Thả tôm giống sạch bệnh (đã xét nghiệm bằng phương pháp PCR).
-Tắm cho tôm giống bằng formol 100ppm trong 30 phút, loại bỏ những con yếu, bị lắng tụ khi khuấy đảo bể tắm tôm.
– Quản lý tốt công tác cho ăn và chất thải trong ao. Sử dụng lợi khuẩn để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
– Diệt tạp triệt để, định kỳ diệt khuẩn nước ao nuôi.

9. Trị bệnh
Có thể dùng kháng sinh trộn vào thức ăn theo hướng dẫn của tư vấn kỹ thuật, kết hợp với thay nước và diệt khuẩn môi trường.

(Trích sách thực hành nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả bền vững)

Share this post

Back to Bài viết
Kính mời Anh/Chị tham gia nhóm

Giải Pháp Nuôi Tôm Thành Công

Trên ứng dụng Zalo
Tập đoàn Nam Miền Trung với mong muốn tạo ra một môi trường trao đổi thông tin, nơi mọi thành viên có thể chia sẻ kiến thức, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tôm giống, kĩ thuật nuôi,... Chúng tôi sẽ có những chuyên viên kĩ thuật, kinh doanh dày dạn kinh ngiệm để tư vấn cho Anh/Chị khi cần.
close-link
contact-page