Back to Bài viết
Cách điều trị bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng dứt điểm
Post Date: 07/01/2024

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng dứt điểm

Bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng được phát hiện lần đầu tiên tại Brazil năm 2002. Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh này lan rộng trên khắp khu vực và nhiều lần gây chết tôm hàng loạt, khiến bà con lâm vào tình cảnh khốn khổ. Người nuôi tôm cần tìm hiểu sâu về các căn bệnh tác động đến tôm, nhằm phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng là gì?

Bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng do Infectious myonecrosis virus (IMVN) gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan trong môi trường nuôi rộng.

IMNV qua nghiên cứu xác định là virus có vật chất di truyền ARN mạch đôi, sinh trưởng mạnh ở môi trường nước. Loại virus này là nguyên nhân chính gây bệnh ở tôm, phát hiện lần đầu tiên tại các ao nuôi ở vùng Đông Bắc Brazil, từ đó lây lan sang Thái Lan, Indo, Trung Quốc và Việt Nam.

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng dứt điểm

Bệnh hoại tử cơ do Infectious myonecrosis virus gây ra. Nguồn: Lightner, 2011.

Bệnh này dễ làm tôm bị chết hàng loạt và người dân khó khống chế nếu không phát hiện sớm. Chính vì lẽ đó, cần vệ sinh sạch sẽ ao nuôi, kiểm soát nguồn nước nuôi trồng và kiểm tra tôm thường xuyên.

Dấu hiệu bệnh hoại tử ở tôm thẻ chân trắng

Tôm bị nhiễm bệnh có thể thấy các đốm trắng mờ trên các đốt bụng, nếu bệnh nặng hoặc khi thiếu oxy, cơ bụng có thể chuyển sang màu trắng hoặc cam, đôi khi có hiện tượng lột xác hàng loạt. Cơ đuôi bị biến đổi màu trắng và sau đó lan rộng khắp cơ thể. Khi tôm bị bệnh ở giai đoạn cuối sẽ gây ra hoại tử và viêm cơ, tôm chết và rớt xuống đáy ao với tỷ lệ cao. Tôm có hiện tượng sung huyết, viêm mô liên kết, thực bào, xuất hiện các thể ẩn trong tế bào chất và có những biến đổi điển hình trong mô cơ nhiễm bệnh.

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng dứt điểm (2)

Xuất hiện các vùng bị hoại tử lớn, có màu trắng ở cơ của đốt bụng và đuôi

Điều trị bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Phương pháp tiệt trùng trứng và ấu trùng là một trong những phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Bà con nên lựa chọn, sàng lọc và thả tôm giống không bị nhiễm bệnh IMNV ra môi trường ao nuôi

  • Trong trường hợp bệnh hoại tử cơ xuất hiện trên tôm giống có chiều dài khoảng 2 – 3 cm thì không có cách nào điều trị. Khi đó phải hủy bỏ, diệt khuẩn tránh lây nhiễm cho các con giống khác.
  • Đối với ao nuôi khi vừa xuất hiện một vài con tôm chết có dấu hiệu của bệnh lý thì cần thực hiện các biện pháp sau:
    • Ổn định môi trường ao nuôi, chú trọng đến các yếu tố: nhiệt độ, độ mặn và độ pH.
    • Tăng cường sục khí để cấp đủ Oxy cho ao nuôi
    • Ngừng hoặc giảm lượng thức ăn cho tôm

Nếu gặp trường hợp bệnh hoại tử cơ xảy ra với tỷ lệ chết cao, bà con cần xử lý khử trùng ao nuôi trong vài ngày để tránh lây lan.

Cách kiểm soát dịch bệnh hoại tử cơ ở tôm

Để kiểm soát sự lây lan của IMNV trong ngành nuôi tôm, có một số biện pháp có thể được áp dụng. Những biện pháp này bao gồm kiểm dịch và kiểm soát lây nhiễm, sử dụng tôm không bị nhiễm bệnh IMNV, sử dụng men vi sinh, thu hoạch khẩn cấp và tiêu hủy tôm bị nhiễm bệnh, xử lý vật chủ bị bệnh, khử trùng các trang trại bị nhiễm bệnh và kiểm soát véc tơ truyền bệnh.

Kiểm soát lây lan từ cơ sở bị nhiễm bệnh nên bao gồm:

  • Ngăn cấm vận chuyển tôm sống và chưa chế biến từ các trang trại mang bệnh đến các khu vực không có IMNV và các nhà máy chế biến ở ngoài khu vực
  • Hạn chế hoặc không được thả tôm và nước ao từ cơ sở bị nhiễm bệnh vào môi trường nước
  • Không xả nước thải từ nhà máy chế biến mà không được xử lý vào các cơ sở bị nhiễm bệnh
  • Kiểm soát xử lý tôm chết
  • Kiểm soát sự tiếp cận của chim biển đến tôm sống và cả tôm chết trong cơ sở bị nhiễm bệnh
  • Hạn chế hoặc cấm việc sử dụng và di chuyển thiết bị và phương tiện giữa các trang trại trong khu vực bị nhiễm bệnh
Cách điều trị bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng dứt điểm (3)

Ngăn cấm vận chuyển tôm sống và chưa chế biến từ các trang trại mang bệnh đến các khu vực không có IMNV và các nhà máy chế biến ở ngoài khu vực

Sử dụng postlarvae không có IMNV

Bà con nên lựa chọn và thả tôm giống không bị nhiễm bệnh IMNV là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Để đảm bảo rằng postlarvae không có IMNV, các trang trại cần thường xuyên kiểm tra IMNV và các bệnh nghiêm trọng khác bằng phương pháp PCR.

Sử dụng men vi sinh

Men vi sinh cải thiện môi trường nuôi (như pH, oxy hòa tan, carbon dioxide hòa tan và tải trọng hữu cơ trong ao nuôi). Khi tôm lây nhiễm virus, duy trì được môi trường nuôi tốt, sẽ giảm bớt hao hụt.

Đối với bệnh virus, phòng ngừa là quan trọng hơn, được cách ly tác nhân lây bệnh vào ao nuôi, sẽ đảm bảo được an toàn ao nuoi.

Việc lựa chọn đơn vị cung cấp tôm giống chất lượng là yếu tố quan trọng nhất trong nuôi tôm. Hiện nay, Tập đoàn Nam Miền Trung là đơn vị hàng đầu 100% vốn Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp tôm giống. Tất cả các loại tôm giống của Tập đoàn đều được kiểm tra an toàn và chứng nhận không bệnh qua các báo cáo xét nghiệm uy tín. Liên hệ ngay qua số điện thoại 0906.68.68.68 để được tư vấn về các giải pháp nuôi tôm hiệu quả.

Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng và cách phòng trị. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác về các vấn đề liên quan đến nuôi tôm thẻ chân trắng trên website của Tập đoàn Nam Miền Trung.

Share this post

Back to Bài viết
Kính mời Anh/Chị tham gia nhóm

Giải Pháp Nuôi Tôm Thành Công

Trên ứng dụng Zalo
Tập đoàn Nam Miền Trung với mong muốn tạo ra một môi trường trao đổi thông tin, nơi mọi thành viên có thể chia sẻ kiến thức, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tôm giống, kĩ thuật nuôi,... Chúng tôi sẽ có những chuyên viên kĩ thuật, kinh doanh dày dạn kinh ngiệm để tư vấn cho Anh/Chị khi cần.
close-link
contact-page