Back to Bài viết
Bệnh vểnh mang tôm: nguyên nhân và hướng điều trị
Post Date: 11/08/2023

Bệnh vểnh mang tôm: nguyên nhân và hướng điều trị

Mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng bệnh vểnh mang tôm cũng đủ khiến người nông dân nuôi thả tôm công nghiệp cảm thấy lo lắng.

Thời điểm nửa cuối năm 2021 trở về sau có lẽ là giai đoạn khó khăn, nhiều thử thách bậc nhất đối với mỗi người nông dân nuôi thả tôm công nghiệp. 

Tình hình dịch bệnh khiến cho giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá thành tôm nuôi thì lại thấp trong khi cả thế giới chứng kiến thói quen “thắt lưng buộc bụng” trong tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến nhiều nền kinh tế và lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Nhưng mọi chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Đối với mỗi hộ kinh doanh, trang trại hay quy mô doanh nghiệp ngành nuôi thả tôm nói riêng, bệnh lạ xuất hiện trên tôm với mức nguy hại ngày một tăng cao cũng là nguyên nhân khiến tất cả ngày đêm trăn trở, lo lắng cho mô hình kinh doanh của bản thân mình.

Bệnh vểnh mang tôm: nguyên nhân và hướng điều trị - 2

Bệnh tôm vểnh mang có những dấu hiệu nào?

Trong đó không thể không nhắc đến căn bệnh vểnh mang tôm, xuất hiện khoảng nửa cuối năm 2021 và tiếp diễn cho đến tận bây giờ – tạo ra nhiều hệ luỵ khó lường và khiến những người nuôi thả tôm công nghiệp một phen lo lắng.

Vậy bệnh vểnh mang tôm có các dấu hiệu nhận biết nào, nguyên nhân xuất phát từ đâu và những hướng điều trị nào sẽ mang lại hiệu quả? Tất cả thắc mắc trên đều sẽ được Tập đoàn Nam Miền Trung giải đáp, chia sẻ thông qua bài viết lần này.

Dấu hiệu từ nhẹ đến nặng của bệnh vểnh mang tôm

Triệu chứng ban đầu và phổ biến nhất của bệnh vểnh mang tôm có thể khiến nhiều người nhầm lẫn, suy đoán thành những chứng bệnh thường gặp khác trên tôm nuôi. Đó là khi tôm hoạt động suy giảm, bơi lờ đờ hay thậm chí rơi vào trạng thái hôn mê.

Đi vào chi tiết sẽ thấy các dấu hiệu chỉ gặp ở tôm bị vểnh mang. Chẳng hạn như vỏ nắp mang bị vểnh lên, vỏ mềm và xuất hiện tình trạng bám rong, chân bơi và chân chèo xuất hiện các đốm đỏ do tăng cường tổng hợp sắc tố, đầu và bụng tôm cũng có các đốm đen,…

Bệnh vểnh mang tôm: nguyên nhân và hướng điều trị - 4

Dấu hiệu vểnh mang của tôm nuôi

Ngoài ra còn có thể thấy thịt tôm dần cứng lại, không còn khả năng lột xác hay phát triển đồng đều nữa. Tình trạng này lâu dần dẫn đến năng suất nuôi thả, khai thác tôm giống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguyên nhân của bệnh vểnh mang tôm là gì?

 

Tuy là chứng bệnh mới xuất hiện và chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, nhưng người ta đã có thể tổng hợp lại rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm vểnh mang. Trong đó nguyên nhân hàng đầu phải đề cập đến Nhiễm khuẩn Vibrio (gồm Vibrio Alginolyticus, Vibrio Anguillarum và Vibrio Parahaemolyticus).

Sau đó cần xem xét các nguyên nhân đến từ môi trường ao nuôi, chất lượng nguồn nước. Có một mối liên hệ nhất định giữa chất lượng nước đi xuống kéo theo tình trạng tôm bệnh, tôm bị vểnh mang.

Cụ thể sau khi tìm hiểu và nghiên cứu, các chuyên gia tổng hợp lại rằng nhiệt độ tại các ao nuôi có bệnh vểnh mang tôm thường khá cao. Trung bình 32 độ C và thậm chí có những ao nuôi ghi nhận mức nhiệt đến 34 độ C.

Bệnh vểnh mang tôm: nguyên nhân và hướng điều trị - 1

Môi trường nước có thể gây ra tình trạng vểnh mang tôm.

Một số chỉ số về nguồn nước như độ oxy hòa tan, độ pH, độ kiềm hay việc phát sinh khí độc trong môi trường ao nuôi như NH3, NO2, H2S,… cũng là nguyên nhân chính của bệnh vểnh mang tôm.

Ngoài ra còn có một vài yếu tố khách quan hiếm gặp như kim loại nặng, đáy ao chưa được vệ sinh sạch, tầm ảnh hưởng của các loại thuốc hay hóa chất cho ao nuôi công nghiệp cũng có thể dẫn đến chứng bệnh vểnh mang tôm.

Những hướng điều trị dứt điểm bệnh vểnh mang tôm

Nếu nguyên nhân của bệnh vểnh mang tôm xuất phát từ nhiễm khuẩn Vibrio, người nông dân cần kết hợp sử dụng Iodine trong quá trình diệt khuẩn. Sau đó ứng dụng vi sinh nhằm mục đích giảm lượng chất hữu cơ, duy trì chất lượng nước cho ao nuôi.

Bệnh vểnh mang tôm: nguyên nhân và hướng điều trị - 3

Bệnh vểnh mang tôm làm nhiều nông dân lo lắng

Nếu tôm giống vừa bắt đầu nuôi thả đã gặp phải tình trạng vểnh mang, thì nhiều khả năng nguyên nhân lại xuất phát từ chính môi trường ao nuôi và chất lượng nước. Mà yếu tố nguy cơ hàng đầu là người nông dân chưa vệ sinh, xử lý ao nuôi đủ tốt trước khi bắt đầu vụ nuôi tôm mới.

Lúc này cần thao tác đánh vôi để cải thiện độ pH cũng như độ kiềm, kết hợp sử dụng KMnO4 để khử phèn hay các tạp chất còn tồn đọng. 

Bên cạnh đó sử dụng thêm các men vi sinh nhằm trung hoà tốt các hợp chất gây hại, ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi. Quan trọng nhất là khi tôm nuôi đã mắc bệnh, bà con nông dân cần liên tục bổ sung thêm khoáng chất, thức ăn chứa kháng sinh vào quy trình dinh dưỡng thường ngày của tôm.

Hy vọng rằng những phân tích và chia sẻ phía trên đã giúp mọi người có thêm góc nhìn, kiến thức đầy đủ để đối phó với chứng bệnh vểnh mang tôm. Để tiếp tục nhận được những tư vấn, phân tích và chia sẻ kiến thức nuôi trồng tôm thành công, hiệu quả kinh tế cao, hãy nhanh chóng liên hệ với đội ngũ Tập đoàn Nam Miền Trung thông qua số hotline 0906.68.68.68

 

Share this post

Back to Bài viết
Kính mời Anh/Chị tham gia nhóm

Giải Pháp Nuôi Tôm Thành Công

Trên ứng dụng Zalo
Tập đoàn Nam Miền Trung với mong muốn tạo ra một môi trường trao đổi thông tin, nơi mọi thành viên có thể chia sẻ kiến thức, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tôm giống, kĩ thuật nuôi,... Chúng tôi sẽ có những chuyên viên kĩ thuật, kinh doanh dày dạn kinh ngiệm để tư vấn cho Anh/Chị khi cần.
close-link
contact-page