Back to Bài viết
Bệnh EHP trên tôm
Post Date: 08/08/2023

Bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh EHP ảnh hưởng đến kết quả toàn vụ nuôi và thậm chí mất trắng của người nuôi tôm hiện nay. Gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Do đó, bà con cần phải quan sát nắm rõ các dấu hiệu nhận biết cũng như tiến hành kiểm tra ao tôm của mình thường xuyên. Theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh EHP trên tôm là gì?

EHP là bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng, sống trong tuyến gan tụy của tôm, gây ra các triệu chứng như tôm chậm lớn, vỏ mềm và màu sắc cơ thể biến đổi thành trắng sữa hoặc mờ đục. Tỷ lệ tử vong không cao tôm vẫn ăn bình thường nhưng không phát triển. Điều này làm giảm giá trị của tôm và tăng chi phí đầu tư.

Bệnh EHP bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2015. Theo Tổng cục Thủy sản, bệnh EHP đang là một trong những căn bệnh ngày càng gia tăng và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi tôm.

Bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng - 5

Sơ đồ minh họa vòng đời và đường truyền của EHP. Nguồn: Tép bạc

Các ao nuôi có tôm mắc bệnh EHP sẽ có mức độ tăng trưởng chỉ từ 10 – 40% so với các ao bình thường. Tôm không những còi cọc mà còn không đồng đều về kích thước. Thông thường, các ao nuôi có tôm mắc bệnh phân trắng thường cũng có tôm nhiễm EHP (tỷ lệ nhiễm EHP trong các ao có bệnh phân trắng lên đến 96%).

Người nuôi tôm cần nắm rõ về căn bệnh EHP này, nguồn gốc gây bệnh và các dấu hiệu để phòng ngừa và xử lý kịp thời. Bởi vì, bệnh EHP trên tôm là một căn bệnh không có phương pháp điều trị hiệu quả, và khi đã lây lan sẽ khó kiểm soát.

Dấu hiệu để nhận biết về bệnh EHP trên tôm

Quan sát  những dấu hiệu ngoài thân tôm (mắt, ruột, biểu bì cơ)

  • Tôm bị nhiễm EHP thường có da cơ mỏng, cơ trắng như tôm đang bị sốc. Mắt tôm có chấm đen, cơ và ruột sau tôm cũng chuyển màu đen.
  • EHP gây tổn thương ống trong tuyến gan tụy, làm cho tế bào bong ra, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá. Do không tiêu hoá được thức ăn hay phục hồi các biểu mô bị hỏng, tôm sẽ kém ăn và lớn chậm.
Bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng

EHP gây tổn thương các ống trong tuyến gan tụy, làm cho các tế bào bong ra, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá của tôm

Quan sát đường ruột bên trong, kích thước tôm ở mỗi giai đoạn ngày nuôi

  • Hãy quan sát bằng mắt thường trong hai giai đoạn sa, để nhận biết tôm có đang nhiễm bệnh EHP hay không
  • Giai đoạn 1 là sau 20 – 30 ngày tính từ lúc thả tôm giống: quan sát thấy tôm chậm lớn, kích thước không đều. Xuất hiện tình trạng vỏ mềm, mức độ ăn giảm sút, ruột trống rỗng, phân đứt khúc, đường ruột cong, màu cơ đục, nhiều đốm trắng, chết rải rác trong ao.
  • Giai đoạn 2 tính từ thời điểm tôm đạt trọng lượng từ 3 đến 4 gam/con (size trên 200 con/kg) đến 90 ngày tuổi, tôm chậm phát triển.

Quan sát bằng kính hiển vi và phân tích mẫu

  • Bệnh EHP được kiểm tra bằng cách soi ruột, gan, tế bào bên trong cơ thể tôm dưới kính hiển vi với mức độ phóng đại 100 lần.
  • Sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra trên mẫu gan
Bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng - 2

Ảnh dưới kính hiển vi điện tử của vi bào tử trùng EHP theo mặt cắt ngang và dọc cho thấy một polar tube là một bó có 5-6 sợi (mũi tên)

Phòng ngừa EHP trong ao nuôi

Để phòng ngừa EHP, người nuôi tôm cần chú ý đến các điều sau:

  • Chỉ sử dụng giống tôm đã được kiểm tra PCR và xác nhận không nhiễm EHP.
  • Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học thích hợp trước sau thả giống để ngăn ngừa sự xâm nhập của bệnh.
  • Trước khi thả ao, nên xử lý ao bằng vôi (CaO) để tiêu diệt các bào tử EHP còn sót lại trong ao.
  • Bổ sung định kỳ các khoáng, Vitamin C nhằm tăng sức đề kháng cho tôm và duy trì trao đổi nước, loại bỏ phân thải thường xuyên.

Trị bệnh EHP trên tôm

Hiện nay chưa có biện pháp trị bệnh EHP hiệu quả cho tôm nuôi. Ở Indonesia, có người nuôi tôm đã sử dụng chế phẩm sinh học, hỗn hợp tỏi với tỷ lệ 10-20g/kg thức ăn và vitamin C (2g/kg thức ăn) nhằm phòng ngừa và điều trị EHP cho tôm nuôi.

Một số hộ nuôi trong nước cùng áp dụng tự chọn các biện pháp như bổ sung tỏi vào thức ăn nuôi tôm với tỷ lệ 30-40 g/kg thức ăn để ngăn ngừa EHP và WFS cho tôm nuôi, nhưng vẫn chưa có hiệu quả mọi lúc.

Hy vọng bài viết này đã chia sẻ đến bà con những thông tin quan trọng cũng như cách phòng ngừa và phát hiện kịp thời bệnh EHP trên tôm. Nếu bà con gặp bất kỳ khó khăn hay vấn đề nào trong quá trình nuôi tôm, hãy liên hệ ngay với Tập đoàn Nam Miền Trung qua số HOTLINE 0906.68.68.68, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bà con để có một mùa vụ thành công.


Trân trọng mời Anh/Chị tham gia nhóm Giải Pháp Nuôi Tôm Thành Công trên Zalo

👉 Link nhóm Zalo: https://zalo.me/g/obtujx095

Tập đoàn Nam Miền Trung với mong muốn tạo ra một môi trường trao đổi thông tin, nơi mọi thành viên có thể chia sẻ kiến thức, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tôm giống, kĩ thuật nuôi,… Trong nhóm có sự tham gia của chuyên viên kĩ thuật, kinh doanh dày dạn kinh nghiệm để tư vấn cho Anh/Chị khi cần.

Share this post

Back to Bài viết
Kính mời Anh/Chị tham gia nhóm

Giải Pháp Nuôi Tôm Thành Công

Trên ứng dụng Zalo
Tập đoàn Nam Miền Trung với mong muốn tạo ra một môi trường trao đổi thông tin, nơi mọi thành viên có thể chia sẻ kiến thức, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tôm giống, kĩ thuật nuôi,... Chúng tôi sẽ có những chuyên viên kĩ thuật, kinh doanh dày dạn kinh ngiệm để tư vấn cho Anh/Chị khi cần.
close-link
contact-page