5 thảo dược trị bệnh gan cho tôm thẻ chân trắng
Bệnh gan là một tên gọi chung bệnh liên quan về gan tụy của tôm, bệnh có nhiều nguyên nhân, thường gặp ở tôm thẻ chân trắng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất nuôi. Để phòng ngừa và trị bệnh gan cho tôm, nhiều người nuôi đã áp dụng phương pháp sử dụng thảo dược. Vậy thảo dược trị bệnh gan cho tôm có hiệu quả không? Cách sử dụng thảo dược như thế nào? Hãy cùng Nam Miền Trung khám phá nhé!
Nội dung bài viết
Top 5 loại thảo dược trị bệnh gan cho tôm
Các loại thảo dược này chứa các thành phần hoạt tính và chất chống oxy hóa, vi khuẩn, sốc, cũng như kích thích tôm trưởng thành và tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là danh sách các loại thảo dược phổ biến nhất và cách sử dụng chúng:
1. Tỏi
Thành phần và công dụng:
Tỏi có chức năng kích thích miễn dịch tự nhiên, còn có thành phần nhú: allin, allicinase, allicin và diallyl disulfide, dược kháng vi khuẩn, ký sinh trùng và virus, giúp ức chế tác nhân gây bệnh.
Cách sử dụng:
Tỏi có thể được sử dụng bằng cách xay nhuyễn và trộn vào thức ăn của tôm với liều lượng từ 3 – 5 g tỏi/kg thức ăn. Không nên cho tôm ăn tỏi khi đói, tốt hơn cho ăn vào bữa ăn cuối cùng trong ngày để tránh gây rối loạn hệ tiêu hóa.
2. Diệp hạ châu
Thành phần và công dụng:
Cây diệp hạ châu chứa nhiều thành phần điều trị bệnh cho tôm như Flavonoid, Triterpen, Tanin, Phenol, Axit hữu cơ và Lignan. Những hoạt chất này có tác dụng bảo vệ gan, kháng khuẩn và diệt nấm, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh gan ở tôm thẻ chân trắng và tăng khả năng miễn dịch cho tôm.
Cách sử dụng:
Cây diệp hạ châu có thể được đun sôi để lấy nước cô đặc, sau đó trộn dung dịch cô đặc vào thức ăn của tôm. Vì có vị đắng, nên nên pha lượng nhỏ để tôm dần quen với vị đắng này. Liều dùng ban đầu khoảng 5g/kg thức ăn, sau đó tăng dần lên 8g/kg thức ăn mỗi ngày.
3. Cây bớp bớp
Thành phần và công dụng:
Cây bớp bớp chứa nhiều thành phần hóa học như tinh dầu, tannin, alkaloid, phospho, chất đạm và kali (K). Thảo dược này có tác dụng tiêu độc, kháng khuẩn trong ao, phòng ngừa bệnh phân trắng ở tôm thẻ chân trắng và giải độc gan cho tôm.
Cách sử dụng:
Cây bớp bớp có thể được đun sôi trong nước và sau đó trộn vào thức ăn của tôm. Bà con nên kết hợp sử dụng với men vi sinh để ổn định hệ tiêu hóa tôm và hạn chế bệnh gan cũng như đường ruột.
4. Cây nha đam
Thành phần và công dụng:
Cây nha đam chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể tôm như canxi, kali, magie và kẽm. Hợp chất anthraquinon trong nha đam có khả năng chống virus, vi khuẩn mang mầm bệnh đốm trắng và bệnh gan tụy. Nha đam cũng giúp tôm dễ tiêu hóa và kích thích đường ruột.
Cách sử dụng:
Sử dụng nha đam với tỷ lệ 1g/kg thức ăn, 2 ngày cho ăn một lần sẽ giúp tôm lên cao tỷ lệ sống khi tôm bị cảm nhiễm với bệnh đốm trắng hoặc Vibrio. Đồng thời, không ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng của tôm.
5. Củ riềng
Thành phần và công dụng:
Củ riềng chứa các thành phần natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C, flavonoid và có khả năng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Vibrio gây bệnh gan tụy cấp tính và phân trắng.
Cách sử dụng:
Củ riềng có thể được sử dụng dưới dạng chiết xuất và trộn vào thức ăn của tôm với liều lượng khoảng 0,5 mg/ml. Đối với tôm bị nhiễm bệnh, liều lượng 2% (5g/kg thức ăn) và 4% (10g/kg thức ăn) chiết xuất có thể được sử dụng trong vòng 12 ngày. Bổ sung men vi sinh cũng là một lựa chọn tốt để phòng tránh bệnh phân trắng và cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn của tôm.
Với các loại thảo dược trên, việc sử dụng chúng theo hướng dẫn cụ thể và kết hợp với men vi sinh phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh gan ở tôm thẻ chân trắng, tăng cường hệ miễn dịch và đảm bảo sức khỏe cho tôm. Liên hệ ngay với Tôm giống Nam Miền Trung qua hotline 0906.68.68.68 để được miễn phí tư vấn về tôm giống, kỹ thuật, nâng cao lợi nhuận trong vụ mùa.