3 sai lầm thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng
Quá nhiều kỳ vọng dành cho quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng đã dẫn đến một số hệ luỵ không thể tránh khỏi của bà con nuôi tôm. Không chỉ riêng ở Việt Nam, tôm thẻ chân trắng cũng là giống nuôi được xếp vào hàng chủ lực trên phạm vi toàn cầu. Mang lại nguồn thu cao, năng suất vượt kỳ vọng và đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế thuỷ sản của nhiều quốc gia.
Giai đoạn 2021-2022 dù thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng phải chứng kiến dịch bệnh hoành hành, nền kinh tế đối mặt với nhiều rủi ro nhưng riêng nền kinh tế thuỷ sản trong nước vẫn ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực.
Các số liệu thống kê cho thấy, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng cao tại khu vực ĐBSCL hầu hết là nhờ vào việc nuôi tôm thẻ chân trắng. Trong 5 tháng đầu năm 2021, sản lượng tôm nuôi đạt 291 nghìn tấn, chỉ tính riêng sản lượng tôm thẻ chân trắng đã chiếm khoảng 60% với con số thu được gần 175 nghìn tấn.
Tuy nhiên quá nhiều kỳ vọng dành cho tôm thẻ chân trắng và quá trình nuôi, cũng đã dẫn đến một số hệ lụy đáng tiếc dành cho người nuôi tôm. Trong đó không thể kể đến các sai lầm trong kỹ thuật nuôi trồng tôm thẻ, mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết qua bài phân tích dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Không xây dựng quy trình chuẩn khi nuôi tôm thẻ chân trắng
Thường do bà con nuôi tôm có nhiều năm kinh nghiệm, mới quá tự tin vào kỹ năng xử lý tình huống của mình, để rồi dẫn đến tình trạng mất khả năng kiểm soát, quản lý rủi ro ao hồ và môi trường nuôi thả vì không có định hướng rõ ràng về quy trình chuẩn.
Điều này dẫn đến thực trạng là quá trình xử lý sự cố bị kéo dài, môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng bị ảnh hưởng trong thời gian lên đến nhiều ngày, thậm chí mất hàng tuần mới khắc phục xong. Tôm từ đó mất dần khả năng tự đề kháng, bị tác động nghiêm trọng hơn bởi các yếu tố ngoại cảnh.
2. Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng không phù hợp
Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng luôn được khuyến nghị ở mức dưới 100 con/m2 ao, đây là mật độ đã được tính toán nhằm tối ưu chất lượng tôm giống, chi phí bổ sung dinh dưỡng cũng như rút ngắn tối đa thời gian nuôi trồng.
Tuy nhiên nhiều người nuôi có quan điểm là mật độ nuôi thả càng nhiều thì cho ra năng suất càng cao, do đó nhiều bà con nuôi tôm vẫn gặp phải tình trạng mất kiểm soát trong quá trình nuôi thả. Dù rằng đã chọn đúng con giống chất lượng, duy trì và kiểm soát chất lượng môi trường ao nuôi theo tiêu chuẩn.
3. Sai sót khi xử lý sự cố nuôi tôm thẻ chân trắng
Thông thường bên cạnh kiến thức cơ bản về mật độ nuôi thả, chất lượng môi trường hay tiêu chuẩn dinh dưỡng, bà con nuôi tôm thẻ chân trắng còn cần trang bị thêm các kiến thức liên quan đến công nghiệp, hoá chất để tối ưu hiệu quả nuôi trồng.
Một số lỗi trong quá trình xử lý có thể kể đến như đánh vôi thừa hoặc thiếu cho ao nuôi, sử dụng chất xử lý môi trường liều lượng quá cao, không bổ sung đủ dinh dưỡng để cải thiện khả năng hấp thụ và tiêu hoá của tôm,…
Nhiều hệ luỵ mà bà con nuôi tôm khó lường trước chẳng hạn như hệ số chuyển đổi dinh dưỡng suy giảm, oxy hòa tan kém trong ao nuôi do đánh vôi quá nhiều hoặc dùng chất xử lý nước sai, tình trạng tái phát bệnh dịch gia tăng do quá trình xử lý hoá chất không đúng chuẩn,…
Sau cùng bài toán tồn tại, cạnh tranh và phát triển mô hình kinh doanh nuôi tôm thẻ chân trắng cũng vô cùng hóc búa.
Dưới các tác động từ biến đổi khí hậu, sản lượng nuôi trồng bị ảnh hưởng và giá tôm thẻ hạ đến mức báo động, hy vọng rằng bà con nông dân luôn kịp thời cập nhật những kiến thức mới nhất, hiệu quả nhất để mô hình nuôi thả và kinh doanh của bản thân đủ sức “vượt bão.”
Hãy nhanh chóng liên hệ với Nam Miền Trung thông qua số hotline 0906.68.68.68 để nhận được những tư vấn, phân tích và chia sẻ kiến thức nuôi trồng tôm thành công, hiệu quả kinh tế cao.