Bí quyết quản lý sức khỏe tôm hiệu quả trong Mô hình nuôi 2 giai đoạn
Mô hình nuôi 2 giai đoạn gần đây được áp dụng rộng rãi và nhiều người muốn biết bí quyết quản lý sức khỏe tôm hiệu quả với mô hình này.
Với mục đích nâng cao hiệu suất nuôi thả, rút ngắn thời gian và đồng thời giảm thiểu tối đa rủi ro dịch bệnh, mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn trong thời gian gần đây đã được ứng dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước. Bắt nguồn từ giai đoạn ương và giai đoạn thả lan thường thấy khi nuôi thả tôm sú, mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn giờ đã được sử dụng trong nuôi thả tôm thẻ chân trắng.
Chính vì sự phổ biến đó mà nhiều quý doanh nghiệp, hộ kinh doanh cùng với bà con nông dân đang rất quan tâm đến những kiến thức, bí quyết quản lý sức khỏe tôm hiệu quả trong mô hình nuôi 2 giai đoạn.
Vì mục đích sau cùng của mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn là nâng cao sản lượng, mật độ nuôi thả có thể lên đến hàng ngàn con trên mỗi mét vuông. Muốn làm được điều đó, kiểm soát và quản lý sức khỏe tôm hiệu quả là yếu tố vô cùng quan trọng.
Nội dung bài viết
Quản lý sức khỏe tôm mô hình nuôi 2 giai đoạn – Kỹ thuật chuyển tôm
Thời điểm chuyển tôm trong mô hình nuôi 2 giai đoạn là yếu tố quan trọng hàng đầu, cần được người tham gia nuôi thả quan tâm và lưu ý cẩn trọng. Thời điểm chuyển tôm lý tưởng nhất là khi tôm được 20-25 ngày tuổi, lưu ý chỉ nên chuyển tôm khi thời tiết mát mẻ và không quá oi bức. Phù hợp nhất là chuyển tôm trước 8 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều – khi tôm đang ăn khỏe và không có dấu hiệu nào bất thường.
Cần kiểm tra về ngoại quan tôm trước khi tiến hành chuyển tôm. Đảm bảo tôm có phần gan màu nâu đen khỏe mạnh, đường ruột lớn không bị ngắt quãng, tôm búng mạnh khi vừa được kéo lên khỏi mặt nước.
Một bí quyết quản lý sức khỏe tôm hiệu quả trong mô hình nuôi 2 giai đoạn, đó là điều chỉnh các thông số nước như độ kiềm, độ mặn, pH,… Sao cho môi trường nước của cả hai giai đoạn là tương đương nhau, rồi trước khi tiến hành chuyển tôm thì bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng, men tiêu hóa nhằm chuẩn bị sức khỏe thật tốt cho tôm nuôi.
Quản lý sức khỏe tôm mô hình nuôi 2 giai đoạn – quá trình chuyển tôm
Đối với quá trình chuyển tôm theo phương pháp truyền thống, chúng ta thường sử dụng các loại dụng cụ khác nhau như giỏ, rạp hay lưới kéo để chuyển tôm. Với trường hợp kéo lưới, cần chú ý kéo tôm từng đoạn ngắn và hạn chế số lượng quá nhiều. Với trường hợp sử dụng thau, giỏ hay rạp chuyển tôm, cần rút ngắn thời gian đến mức tối đa vì để lâu có thể tôm sẽ bị ngộp.
Hiện nay với kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhiều mô hình nuôi 2 giai đoạn đã tích hợp các hệ thống ngầm ở ao nuôi. Người tham gia nuôi thả tôm chỉ cần tháo ống thoát đã được bố trí sẵn, tôm sẽ tự động từ giai đoạn một “bơi sang” giai đoạn hai. Rút ngắn thời gian, tối ưu hiệu quả cũng như nguồn nhân lực cho mô hình nuôi thả.
Quản lý sức khỏe tôm mô hình nuôi 2 giai đoạn – sau khi chuyển tôm
Thêm một bí quyết quản lý sức khỏe tôm hiệu quả trong mô hình nuôi 2 giai đoạn, đó là sau khi chuyển tôm cần bổ sung các loại khoáng, vitamin và men vi sinh theo tỷ lệ 5 gam/kg thức ăn. Tuy nhiên, không nên cho tôm ăn ngay sau khi chuyển tôm hoàn tất, mà cần chờ thêm 8-12 giờ mới bắt đầu cho ăn.
Trong vài ngày đầu tiên, chỉ nên cho xuống khoảng 80% lượng thức ăn so với thông thường. Kết hợp quan sát, chú ý sức ăn của tôm nuôi để điều chỉnh dần lượng thức ăn trong những ngày tiếp theo cho phù hợp. Khi tôm nuôi đã thật sự làm quen và thích nghi tốt với môi trường mới, lượng thức ăn hằng ngày sẽ tùy thuộc vào sức ăn cũng như số lượng tôm thực tế trong ao nuôi.
Trên đây là một số bí quyết quản lý sức khỏe tôm trong mô hình nuôi 2 giai đoạn, giúp bà con nông dân cùng với các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp thuỷ sản trong và ngoài nước nâng cao hiệu suất mùa vụ của mình. Bên cạnh đó, chất lượng con giống cũng là yếu tố quan trọng không thể bỏ lỡ. Hãy gọi ngay đến số Hotline 0906 68 68 68 để được tư vấn miễn phí về tôm giống, kỹ thuật nuôi nâng cao hiệu suất cho vụ mùa và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ Tôm giống Nam Miền Trung.