Back to Bài viết
4 quy trình xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả và tối ưu
Post Date: 11/09/2023

4 quy trình xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả và tối ưu

Những công nghệ và quy trình xử lý nước thải nuôi tôm luôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của bà con nông dân.

Nuôi tôm công nghiệp là lĩnh vực đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho nước nhà. Thống kê nhiều năm liên tiếp cho thấy, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường nước ngoài luôn chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu nước ta.

Một trong những hạn chế của nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh Việt Nam có lẽ là khoảng cách còn quá lớn giữa mô hình hộ gia đình với các doanh nghiệp. Phần lớn các hộ kinh doanh, trang trại quy mô nhỏ ngày này chưa thật sự chú trọng đến xử lý nước thải.

4 quy trình xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả và tối ưu - 1

Nuôi tôm công nghiệp đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia (ảnh: Tạp chí Doanh nghiệp và kinh tế xanh).

Tình trạng này diễn ra lâu ngày dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường ao nuôi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất và nuôi thả công nghiệp. Xa hơn nữa còn làm ảnh hưởng đến chính môi trường sống ở xung quanh chúng ta.

Tín hiệu đáng mừng là trong thời gian gần đây, nhiều người tham gia nuôi thả tôm công nghiệp bắt đầu quan tâm đến quy trình xử lý nước thải nuôi tôm. Đặc biệt là những giải pháp ứng dụng công nghệ trong quá trình xử lý nước thải.

Bài viết lần này của Tập đoàn Nam Miền Trung cũng xuất phát từ chủ đề đó. Nhằm mang đến cho người nông dân chuỗi thông tin thiết thực, hữu ích nhất liên quan đến quy trình xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả và tối ưu.

Lợi ích từ quy trình xử lý nước thải nuôi tôm

Khi nhiều hộ nuôi tôm không đầu tư bài bản, nghiêm túc cho quy trình xử lý nước thải nuôi tôm thì dĩ nhiên nước thải sẽ xả thẳng ra môi trường bên ngoài. Làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của bản thân và những người xung quanh.

Không dừng lại ở đó, một lượng lớn chất hữu cơ có trong nước thải còn làm giảm độ oxy hòa tan trong nước, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi sinh vật gây hại phát triển rồi sản sinh các chứng bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất khai thác tôm nuôi.

Phát triển quy trình xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp nghĩa là tự bảo vệ, duy trì năng lực phát triển của mô hình nuôi tôm công nghiệp, tôm thâm canh của bản thân mỗi hộ nông dân. Nhìn rộng hơn, còn là cơ hội để chung tay bảo vệ chất lượng nguồn nước và môi trường sống của tất cả mọi người.

Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm bằng ao sinh học

Hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm bằng ao sinh học có thiết kế nhiều ao liền kề, mỗi ao đảm nhận chức năng riêng biệt nhưng nhìn chung nhằm mục đích phân huỷ sinh học chất hữu cơ, từ vi sinh hữu ích hay các loài thuỷ sản ăn cặn như sò, nghêu, cá rô phi,…

4 quy trình xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả và tối ưu - 2

Mô hình xử lý nước thải tôm bằng ao sinh học (ảnh: Tepbac).

Hai nhóm tác dụng chính của ao sinh học là ao lắng và ao xử lý sinh học kỵ khí. Trong đó ao lắng có chức năng giữ lại phần lớn chất lơ lửng – trước khi đưa nước thải đến các ao sinh học. Tại các ao xử lý sinh học, chất hữu cơ sẽ nhanh chóng được xử lý bằng hệ vi sinh sẵn có. Đồng thời tận dụng các loài thuỷ sản như cá nâu, cá rô, sò,…để xử lý rong tảo hay các chất rắn lơ lửng.

Ưu điểm của quy trình này là dễ thực hiện, chi phí thấp nên phù hợp cho nguồn lực và nhu cầu mang tính đại trà. Nhược điểm là đòi hỏi diện tích bố trí ao đủ lớn, thời gian xử lý kéo dài và chất lượng nước sau xử lý vẫn còn nhiều biến động, nhu các sinh vật xử lý quản lý không tốt gây chét hang loạt, sẽ phá huỷ tất cả hệ thống, càng ảnh hưởng môi trường.

Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm bằng hệ thống công nghiệp

Hệ thống công nghiệp là một chuỗi các bể xử lý sinh học. Sau khi được tách các chất rắn lơ lửng ra khỏi thành phần, nước thay và nước xi phông lần lượt được dẫn đến các bể xử lý.

Ở đây diễn ra quy trình sục khí tích cực, giúp cho chất thải hữu cơ được chuyển hoá thành vô cơ không độc hay sinh khối vi khuẩn – nhờ tác động đến từ bùn hoạt tính. Sau đó chuyển nước qua bể lắng để chờ tách bùn, diệt khuẩn với khứ mặn  rồi tiến hành tái sử dụng tuần hoàn trong môi trường tự nhiên.

4 quy trình xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả và tối ưu - 3

Sơ đồ xử lý nước thải nuôi tôm bằng hệ thống công nghiệp.

Ưu điểm của quy trình này là thời gian xử lý nhanh, hiệu suất xử lý nước thải lớn. Ngược lại một số nhược điểm có thể kể đến như chi phí cao, khó áp dụng phổ biến và đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn vững vàng của người vận hành.

Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm bằng công nghệ biofloc

Nguyên lý của công nghệ biofloc là sự hiện hữu của hàm lượng nitơ cao trong ao nuôi, chỉ cần cung cấp cacbon từ môi trường bên ngoài sẽ kích thích vi khuẩn dị dưỡng phát triển. Lấn át cả sự phát triển của rong tảo, giữ nước ao sạch lâu hơn để hạn chế quá trình thay nước, từ đó giảm đến tối đa lượng nước thải nuôi tôm phát sinh.

Ưu điểm của cơ chế này là giúp đảm bảo an toàn sinh học cao, giảm thiểu chi phí sản xuất và hàm lượng chất gây ô nhiễm không đáng kể – nhờ phần lớn đã chuyển hoá thành khối sinh vi khuẩn. 

4 quy trình xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả và tối ưu - 4

Xử lý nước thải nuôi tôm bằng công nghệ biofloc.

Nhược điểm là công nghệ cần người vận hành phải có chuyên môn cao, am hiểu đặc biệt về cơ chế của biofloc. Phải đảm bảo điện dự phòng do yêu cầu nguồn điện rất cao, phải áp dụng các biện pháp khác để xử lý tiếp chất thải đến từ nước xi phông, khi hệ thống nuôi có sử dụng thuốc diệt khuẩn hoặc kháng sinh, sẽ phá huỷ tất cả hệ thống.

Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm đề xuất

Đây là quy trình được Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất, giúp trung hòa các yếu tố về mô hình và nguồn lực sẵn có của vùng Cà Mau hay ĐBSCL nói chung. Dựa trên giải pháp kết hợp hệ thống ao lắng với ao xử lý sinh học và hầm chứa biogas.

Ở đó hệ thống bồn lắng giúp tách biệt cặn bùn và nước trong, sau khi đưa qua hệ thống hầm biogas sẽ giảm tải phần nào cho các ao xử lý sinh học. Đến các hầm chứa biogas, bùn lắng sẽ được phân huỷ yếm khí để tạo khí gas phục vụ mục đích sinh hoạt thường ngày.

4 quy trình xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả và tối ưu - 5

Sơ đồ xử lý nước thải nuôi tôm đề xuất (ảnh: Tepbac).

Trong khi đó nước thay, nước từ hệ thống hầm biogas và nước chảy từ bồn lắng đều được chuyển đến các ao xử lý sinh học bước 1, 2 và 3. Chất hữu cơ và dinh dưỡng sẽ giúp môi trường ao nuôi phát triển tốt, làm cân bằng hệ vi sinh trong ao và giảm thiểu sự phát triển của vi sinh vật gây hại.

Sau khi tái xử lý các yếu tố gây hại ở ao sinh học 1, nước ở ao sinh học 2 tiếp tục chảy vào ao sinh học 3 để bắt đầu khử trùng bằng Chlorine. Trước khi sẵn sàng đưa ra ngoài môi trường, cung cấp nguồn nước đủ chất lượng cho môi trường nuôi tôm.

Lợi ích của quy trình xử lý nước thải nuôi tôm này là tối ưu an toàn sinh học, ngăn chặn hầu hết mầm bệnh có thể phát triển từ ao nuôi đến môi trường bên ngoài.

Hạn chế tối đa nguồn nước bẩn thải ra môi trường, ngược lại còn cung cấp bổ sung cho sự thiếu hụt nguồn nước tại sông ngòi hay kênh rạch. Giúp mối bận tâm của người nông dân về chất lượng nguồn nước, vấn đề mầm bệnh trong ao nuôi không còn quá to tát. Quy trình chủ yếu xử lý nước ngọt hoặc nước độ mặn không cao, nước mặn sẽ xử lý bằng quy trình khác

Để tiếp tục nhận được những tư vấn, phân tích và chia sẻ kiến thức nuôi trồng tôm thành công, hiệu quả kinh tế cao, hãy nhanh chóng liên hệ với đội ngũ Tập đoàn Nam Miền Trung thông qua số hotline 0906.68.68.68.

Share this post

Back to Bài viết
Kính mời Anh/Chị tham gia nhóm

Giải Pháp Nuôi Tôm Thành Công

Trên ứng dụng Zalo
Tập đoàn Nam Miền Trung với mong muốn tạo ra một môi trường trao đổi thông tin, nơi mọi thành viên có thể chia sẻ kiến thức, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tôm giống, kĩ thuật nuôi,... Chúng tôi sẽ có những chuyên viên kĩ thuật, kinh doanh dày dạn kinh ngiệm để tư vấn cho Anh/Chị khi cần.
close-link
contact-page