Bí quyết nuôi tôm hiệu quả trong mùa mưa bão
Thời tiết bất ổn, đặc biệt là mưa lớn kéo dài, môi trường nước trong ao nuôi bị thay đổi đột ngột, làm thay đổi các yếu tố như nhiệt độ, pH, độ mặn, oxy hòa tan… Từ đó gây sốc cho tôm, làm giảm sức đề kháng và dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, bà con cần nắm rõ những kỹ thuật nuôi tôm trong mùa mưa để có thể đối phó kịp thời và hiệu quả, đảm bảo cho tôm phát triển khỏe mạnh và thu hoạch được năng suất cao.
Điều gì xảy ra với các ao nuôi tôm khi mưa bão?
Nước mưa sẽ pha loãng nước ao, làm thay đổi các chỉ số nước quan trọng, như pH, độ mặn, độ kiềm… Điều này phụ thuộc vào lượng nước mưa và cách quản lý ao nuôi. Khi độ mặn giảm, tảo và vi khuẩn có lợi sẽ không hoạt động tốt hoặc dừng lại, sẽ cho vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển. Khi kiềm giảm, vỏ tôm sẽ thiếu khoáng chất. Trong trường hợp xấu nhất, quá trình lột xác không thuận tiện, kéo dài 2-3 ngày.
Mưa kéo dài thường sẽ làm nhiệt độ nước ao giảm đột ngột, khoảng 5OC – 6OC, tùy thuộc vào các yếu tố khác của khí hậu. Tôm sẽ ăn ít lại, vì nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa.
Trời mưa cũng làm giảm ánh sáng mặt trời, làm chậm quá trình quang hợp của tảo trong nước và làm giảm oxy hòa tan (DO) trong nước. pH thấp, khoáng chất ít, DO và ánh sáng ít sau mưa lớn có thể gây ra vấn đề về tảo. Nếu điều này xảy ra, tảo chết sẽ làm tăng lượng chất hữu cơ trong ao và hà xuống chất lượng nước.
Cần làm gì khi mùa mưa bão đến?
- Giữ mức nước trong ao tối ưu: 1,2 – 1,5m với làm ống hoặc cổng thoát trên mặt nước, để xả bớt lượng nước mưa ở tầng mặt, duy trì độ mặn với chất lượng nước ổn định trong ao.
- Khi mưa lớn KHÔNG sử dụng quạt nước, tránh nước mưa pha trộn vào nước trong ao, để độ mặn hà xuống, sẽ chờ mưa tạm ngừng hoặc mưa sau, tăng cường sử dụng quạt nước để cung cấp hàm lượng oxy hòa tan trong ao. Hãy dự trữ bột hoặc hạt oxy để cung cấp oxy kịp thời trong trường hợp gặp sự cố do mưa lớn hoặc mưa kéo dài.
- Cân bằng độ pH trong ao nuôi tôm. Khi trời mưa, bà con cần bón vôi theo liều lượng phù hợp (tùy theo độ pH để bón), rải vôi dọc bờ ao trước khi có dấu hiệu của những cơn mưa và kết hợp quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nước.
- Sau mưa, được tạt zeolite (điều lượng 20 – 40kg dùng cho 1000m3) để hỗ trợ quá trình xử lý nước và tạo điều kiện cho vi sinh có lợi. Ngày hôm sau, tạt 5-10 lít vi sinh cho mỗi 1000m3 nước để tăng cường xử lý chất dư thừa trong ao.
- Thường xuyên theo dõi các thông số chất lượng nước quan trọng như độ mặn, pH, KH, DO, NH3, H2S…
- Mưa làm trôi phèn từ bờ xuống ao nuôi làm tăng lượng phèn trong ao ảnh hưởng đến hô hấp và gan tôm. Nếu hàm lượng phèn > 0.5mg/l, cần tạt 5 – 10 lít vi sinh cho mỗi 1000 m3 nước xử lý phèn vào buổi trưa để giảm lượng phèn trong ao.
- Dự trữ máy phát điện phòng trường hợp mưa lớn gây mất điện.
- Kiểm soát và giảm lượng thức ăn khi trời mưa kéo dài để tránh giảm nhiệt độ trong ao.
- Bổ sung các khoáng chất cần thiết như vitamin C vào thức ăn và môi trường nước, tránh thiếu khoáng khiến tôm khó cứng vỏ sau khi lột xác, có thể dẫn đến tôm bị bệnh, chết hàng loạt, giảm năng suất vụ nuôi.
- Nếu chuẩn bị thả giống gặp mưa lớn, ngoài việc xử lý như trên, sẽ cần đo lại độ mặn chính xác, do độ mặn chênh lệch nhiều hơn 5‰, tôm giống dễ bị sốc.
- Tìm con giống thích nghi độ mặn thấp, sau sau độ mặn hà xuống 7‰. Tôm giống công nghệ cao của Tập đoàn Nam Miền Trung là một trong những loại tôm giống chất lượng cao, có khả năng chịu được độ mặn cực thấp 8‰ không nhiễm bệnh, có tỷ lệ sống cao hơn 85% sau khi sốc nước ngọt và sinh trưởng nhanh.
Tóm lại, việc nuôi tôm trong mùa mưa có thể thành công nếu áp dụng các phương pháp và kỹ thuật phù hợp. Ngoài ra, việc chọn loại tôm giống phù hợp với điều kiện nuôi cũng rất quan trọng. Hy vọng những chia sẻ trên đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con để có thể có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế những thiệt hại khi nuôi tôm. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0906 68 68 68 để được miễn phí tư vấn về tôm giống, kỹ thuật, nâng cao lợi nhuận trong vụ mùa.