6 điều nên làm trước khi thả tôm giống
Quá trình chuẩn bị trước khi thả tôm sẽ góp phần quyết định hiệu quả cũng như năng suất của mô hình nuôi thâm canh, nuôi tôm công nghiệp.
Hầu hết những yếu tố thường được người nuôi tôm xem trọng như kỹ thuật quản lý ao hồ, với cho tôm ăn, chất lượng con tôm giống,…chỉ mới là điều kiện cần để đảm bảo cho quy trình nuôi thả và khai thác nguồn lợi từ tôm nói chung.
Quan trọng hơn những yếu tố trên tất nhiên phải kể đến quá trình chuẩn bị, theo dõi kỹ lưỡng trước khi thả tôm giống mới. Đây luôn là điều kiện đủ để bạn đạt được năng suất bằng hoặc cao hơn mức kỳ vọng, sau mỗi vụ nuôi tôm mà bản thân luôn đầu tư vào đó rất nhiều thời gian, tâm huyết và cả tiền bạc nữa.
Vậy đâu là những điều nên làm, cần làm trước khi tiến hành thả tôm giống? Bài phân tích và chia sẻ ngay sau đây từ đội ngũ Nam Miền Trung sẽ mang đến bạn câu trả lời.
Nội dung bài viết
1. Lựa chọn vị trí phù hợp trước khi thả tôm
Mỗi vùng đất, vị trí khác nhau sẽ mang theo từng điều kiện về mặt thổ nhưỡng và thuỷ lý khác nhau. Việc lựa chọn một vị trí phù hợp, lý tưởng để đảm bảo quá trình thả tôm diễn ra thuận lợi và suôn sẻ chắc chắn là yếu tố không thể bỏ lỡ.
Trước khi thả tôm người tham gia cần xác định một số đặc tính phù hợp, hiệu quả để chọn vị trí bất kỳ làm nơi thả giống như: bờ ao vững để tránh tình trạng sạt đất gây ô nhiễm nguồn nước, thuận tiện bố trí các khung cố định ao hồ, vị trí nào có hàm lượng oxy hòa tan cao, vị trí nào gần đường cơ giới để hoạt động chuyển tôm/thả tôm diễn ra thuận tiện,…
2. Chuẩn bị nguồn nước sạch trước khi thả tôm
Ao nuôi sau mỗi mùa vụ thường không còn đảm bảo các tiêu chí về nguồn nước, chống nhiễm khuẩn và xử lý rác thải, vì vậy trước khi thả tôm chúng ta cần lưu ý chuẩn bị lại nguồn nước sạch hoàn toàn mới. Đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường nuôi thả tôm giống, rồi tiến hành cấp nước cho ao để thả tôm bắt đầu vụ mới.
Trước khi bắt đầu cấp nước vào ao, nguồn nước này cần được xử lý kháng khuẩn bằng Clorine – liều lượng chuẩn 20-30ppm. Chú ý chạy quạt trong 18-24 giờ kế tiếp để giúp lượng clo còn lắng trong ao bay hơi. Nước sau khi được cấp chỉ nên để trong tình huống sẵn sàng 2-4 ngày, sau thời gian trên nước sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại.
3. Chuẩn bị đón tôm giống
Di chuyển tôm giống được an toàn với tỷ lệ sống cao, là quá trình quan trọng trước khi đón giống. Khi giống đến trước, bà con nuôi tôm cần lưu ý chuẩn bị đủ nhân lực và nguồn lực. Kiểm tra mức độ vệ sinh, chuẩn bị đón giống mới của ao nuôi và môi trường nuôi thả.
Bên cạnh đó cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thuần giống, các phụ phẩm bổ sung giúp chống sốc cho tôm như vitamin C, vitamin tổng hợp, khoáng chất,… Sau cùng là phải kiểm tra các yếu tố ao nuôi chẳng hạn như độ kiềm, pH, lượng oxy hòa tan,…
4. Kiểm tra độ mặn ao nuôi trước khi thả tôm
Tính chất và độ mặn giữa nước trong ao nuôi với nước ở trại giống có thể khác nhau, vì vậy trước khi thả tôm giống mới cần xác nhận lại độ mặn nước ao với chủ trại giống. Mỗi bên cần tiến hành điều chỉnh sao cho chênh lệch về độ mặn không vượt quá 5%.
Đây chính là sai lệch nằm trong mức cho phép, chấp nhận được để tôm giống mới không bị sốc khi chuyển đổi môi trường. Từ đó cũng giảm thiểu các rủi ro và nâng cao năng suất nuôi thả tôm về sau.
5. Gây màu nước cho ao nuôi trước khi thả tôm
Gây màu nước là nuôi tảo với vi sinh trong nước đến một mật độ cho nước ra màu, với mục đích bổ sung nhiều vi sinh hoặc tảo có lợi giúp ổn định môi trường nuôi thả.
Người nuôi tôm nuôi thả tôm giống có thể tham khảo, tìm mua các dòng vi sinh phổ biến thường dùng trong gây màu nước. Cũng như một số chế phẩm khác như chế phẩm sinh học kết hợp, với thành phần chứa các dòng vi sinh có công dụng cấu tạo vi sinh mới, hợp tác với sự phát triển của tảo, gây màu nước đạt chuẩn cho ao nuôi tôm.
→ Tham khảo bài viết: Cách gây màu nước ao tôm đúng chuẩn
6. Khử khuẩn trang thiết bị trước khi thả tôm
Sau cùng là một quy trình đơn giản, không mất nhiều thời gian nhưng lại thường bị bỏ qua – đó là khử khuẩn, vệ sinh trang thiết bị nuôi thả trước khi tiến hành thả tôm vụ mới.
Vì sau một thời gian nuôi tôm công nghiệp, các trang thiết bị đều sẽ bị đóng cặn, vi khuẩn ẩn náu và dễ dẫn đến các mầm bệnh gây hại cho tôm nuôi sau này. Một số trang thiết bị cơ bản nhất như xi phông, vợt, sục đáy ao, xô, máy cho ăn,…cần được khử khuẩn bằng Iodine.
Sau khi rửa sạch bằng dung dịch này, trang thiết bị cần được phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên, giúp mọi vi khuẩn hay mầm bệnh còn sót lại đều được diệt trừ tận gốc.
Hy vọng rằng những chia sẻ phía trên sẽ giúp mọi người có cái nhìn chính xác, trực quan về những điều cần làm trước khi thả tôm giống. Hãy nhanh chóng liên hệ với Nam Miền Trung thông qua số hotline 0906.68.68.68 để nhận được những tư vấn, phân tích và chia sẻ kiến thức nuôi trồng tôm thành công, hiệu quả kinh tế cao.