3 cách cho tôm ăn hiệu quả để đạt năng suất cao
Cho tôm ăn ổn định và hiệu quả là yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn không ngừng cải thiện năng suất nuôi tôm.
Trong suốt vòng đời của tôm trong ao nuôi cần đến nguồn thức ăn công nghiệp để duy trì, phát triển và mang lại năng suất đáp ứng tốt kỳ vọng của bản thân người nuôi tôm.
Nếu tính trên tổng chi phí đầu tư cho mô hình nuôi tôm thì thức ăn chiếm phần lớn, thậm chí hơn một nửa tổng mức đầu tư là chuyện bình thường. Vì vậy không chỉ chọn lựa được nguồn thức ăn đủ tốt, đủ dinh dưỡng mà người tham gia nuôi tôm còn phải biết cách cho tôm ăn hiệu quả. Mang lại nguồn lợi về năng suất, của cải cho chính chúng ta.
- Cho tôm ăn hiệu quả là mong muốn của nhiều nông dân nuôi tôm (ảnh: Sitto)
Bài chia sẻ lần này của đội ngũ Nam Miền Trung sẽ giúp bạn có cái nhìn trực quan, cụ thể nhất về 3 cách cho tôm ăn để đạt hiệu quả cao.
Nội dung bài viết
Xác định đặc tính tôm trước khi cho ăn
Tôm thẻ vốn có đặc tính riêng và tập tính trong dinh dưỡng cũng có sự khác biệt với tôm sú. Tôm thẻ thường háu ăn, có thể ăn không gián đoạn nhưng ngược lại nhu cầu hấp thụ protein thấp hơn nhiều so với tôm sú.
Cho tôm ăn hiệu quả trước tiên cần xác định, đầy đủ các đặc tính của từng tôm có thể kể đến như sau: hệ thống miễn dịch, chiều dài đường ruột, thói quen vận động, nhu cầu hấp thụ đạm hay protein,…
1. Cho tôm ăn kiểu thủ công
Có lẽ hình ảnh người nuôi cho tôm ăn bằng cách đi bộ xung quanh ao, rải thức ăn xuống bằng tay hoặc chèo ra giữa bờ hồ rồi mới cho tôm ăn đã không còn xa lạ. Đây là cách làm thủ công ở thời điểm các giải pháp cho tôm ăn ứng dụng công nghệ chưa thịnh hành.
- Cho tôm ăn thủ công vẫn còn nhiều hạn chế và rủi ro (ảnh: Agri)
Đây là phương án dễ làm, dễ thực hiện, ít tốn kém chi phí nhất và đặc biệt cũng gần gũi với thói quen của bà con nuôi tôm. Tuy nhiên hạn chế của nó là tôm không ăn được hết lượng thức ăn, thường rơi vào khoảng 70% và 30% còn lại vẫn tích tụ, bám sâu vào lòng hoặc thành ao, sau sẽ ôi thiu, ô nhiễm môi trường.
Hiện tượng này diễn ra lâu ngày sẽ gây bệnh cho tôm giống, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và năng suất nuôi tôm của bất cứ ai.
2. Cho tôm ăn bằng cảm biến âm thanh
Một điều may mắn là các giải pháp và công nghệ cho tôm ăn hiệu quả không ngừng đổi mới, cải thiện theo thời gian. Năm 2009 hệ thống cho tôm ăn bằng cảm biến âm thanh đã được ra đời, khắc phục gần như toàn bộ những điểm yếu của phương án cho ăn thủ công.
- Mô tả công nghệ cho tôm ăn bằng âm thanh (ảnh: Tạp chí thuỷ sản)
Công nghệ này sử dụng một micro đặt phía dưới đáy ao, giúp ghi nhận và phân tích từng chuyển động âm thanh dù là nhỏ nhất trong suốt quá trình sống, ăn rồi hấp thụ dinh dưỡng của tôm giống.
Cứ mỗi 2 giây một lần hệ thống máy tính sẽ được cung cấp thông tin mới về lượng thức ăn, lượng oxy và nhiệt độ phù hợp trong ao nuôi. Từ đó kích hoạt khả năng bật hoặc tắt hệ thống cho tôm ăn tự động, rút ngắn thời gian, công sức của người tham gia nuôi tôm mà hiệu quả từ việc cho tôm ăn được cải thiện rõ rệt.
Điểm yếu duy nhất của công nghệ là khi trời mưa to, tiếng mưa quá lớn sẽ làm thay đổi các kết quả, phân tích âm thanh gửi về hệ thống máy tính. Cho đến nay dù đã trải qua nhiều đợt sửa đổi, nâng cấp nhưng người ta vẫn chưa tìm được “lối thoát” cho điểm yếu chí tử này.
3. Cho tôm ăn bằng hệ thống tự động
Công nghệ máy cho tôm ăn tự động có người nuôi sử dụng.
- Cận cảnh máy cho tôm ăn tự động (ảnh: Farmx Shrimp)
Máy cho tôm ăn tự động có dung tích 20-25 kg thức ăn, tầm phun xa tuỳ loại nhưng sẽ dao động trong khoảng 10-30 mét. Cơ chế hoạt động của nó là người nuôi cho thức ăn sẵn vào bồn chứa, để thức ăn chạy xuống ống ly tâm rồi phun đều ra khắp diện tích ao nuôi.
Ưu thế của thiết bị này nằm ở chỗ người cho tôm ăn có thể hẹn giờ, đưa thức ăn xuống ống dẫn rồi phun đều ra nhờ một mô tơ điện tích hợp sẵn. Lượng thức ăn được tôm ăn gần như toàn bộ, không dư thừa hay tích tụ ở thành hồ như với biện pháp thủ công.
Mọi phát kiến mới đều sẽ vấp phải nhiều dư luận, nghi hoặc trái chiều và thiết bị này cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, thời gian trôi qua nó dần chứng minh được sự hiệu quả, tính tối ưu cả về công sức, thời gian và chi phí cho tôm ăn. Nên nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều mô hình nuôi tôm thâm canh, nuôi công nghiệp.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp tất cả mọi người có cái nhìn chính xác, trực quan nhất về từng giải pháp cho tôm ăn. Rút ra được kết luận rằng giải pháp nào là phù hợp, hiệu quả và tối ưu nhất với mô hình cũng như nguồn lực của bản thân.
Hãy nhanh chóng liên hệ với Nam Miền Trung thông qua số hotline 0906.68.68.68 để nhận được những tư vấn, phân tích và chia sẻ kiến thức nuôi trồng tôm thành công, hiệu quả kinh tế cao.