Back to Bài viết
Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng
Post Date: 02/08/2023

Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng: nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng là một loại bệnh thường gặp trong quá trình nuôi, do nhiều nguyên nhân gây ra. Như không xử lý với điều trị đúng cách, sẽ gây hao hụt và ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm của tôm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng giúp bà con có biện pháp xử lý kịp thời.

Triệu chứng thường thấy của bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng

  • Mang tôm có màu đen hoặc nâu. Khi bị nhiễm độc nặng, các bộ phận như chân và đuôi cũng bị đen theo.
  • Tôm thường bị nổi đầu do thiếu oxy, ít linh hoạt, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc bị bơi dạt vào bờ.
  • Khi mắc bệnh, tôm thường ít ăn, chậm lớn, không phát triển, thậm chí có thể chết trong ao nuôi.
Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng nguyên nhân và cách điều trị

Mang tôm có màu đen hoặc nâu. Khi bị nhiễm độc nặng, các bộ phận như chân và đuôi cũng bị đen theo.

Ngoài ra, để nhận biết dấu hiệu bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng, người nuôi cần quan sát môi trường ao nuôi cẩn thận. Khi tôm trong ao bị bệnh, đáy ao sẽ yếu khí, có nhiều bùn đen, khí độc và tảo dày. Bệnh đen mang thường xuất hiện trong ao nuôi thả giống mật độ cao, oxy tan trong nước thiếu, không thay nước và ít sử dụng vi sinh đáy ao.

Nguyên nhân gây bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng, trong đó có thể kể đến như sau:

  • Do môi trường ô nhiễm gây ra. Khi thức ăn dư thừa, tảo chết hoặc có nhiều chất hữu cơ trong ao nuôi, các mảnh vụn sẽ bám vào mang tôm làm cho mang tôm có màu đen.
  • Do rong rêu và các sinh vật bám gây ra. Trong ao nuôi có nhiều rong rêu và các sinh vật bám như vi khuẩn dạng sợi, tảo, nấm hay động vật đơn bào, chúng sẽ gây kích ứng và làm tổn thương mang tôm. Đồng thời, chúng cũng làm giảm khả năng hô hấp của tôm và làm cho mang tôm chuyển màu đen.
  • Do nấm Fusarium gây ra. Nấm Fusarium là một loại nấm phổ biến trong nước ngọt, nước lợ và đất. Nấm này được xâm nhập vào mang tôm qua vết thương khi thiếu oxy hay pH thấp. Nấm Fusarium sẽ làm cho mang tôm bị viêm và xuất hiện các sợi nấm khi soi kính hiển vi. Tình trạng này thường gặp ở tôm giai đoạn đang trưởng thành và gần thu hoạch.
  • Do pH thấp và ion kim loại nặng gây ra. Khi pH của nước thấp, tôm sẽ bị sốc và giảm khả năng miễn dịch. Ngoài ra, nếu trong nước có nhiều ion kim loại nặng như mangan, nhôm, sắt, chúng sẽ kết tủa trên mang tôm làm cho mang tôm chuyển màu.
Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng nguyên nhân và cách điều trị (2)

Khi thức ăn dư thừa, tảo chết hoặc có nhiều chất hữu cơ trong ao nuôi, các mảnh vụn sẽ bám vào mang tôm làm cho mang tôm có màu đen.

Cách điều trị bệnh đen mang ở tôm

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, có các cách phòng trị bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng khác nhau. Sau đây là một số gợi ý cho người nuôi:

  • Nếu do môi trường ô nhiễm gây ra, cần xi phong đáy ao và sử dụng zeolite hấp thụ khí độc với kết hợp sử dụng vi sinh để phân huỷ chất hữu cơ dư thừa.
  • Nếu do rong rêu và các sinh vật bám gây ra, cần dùng chất khử trùng như iodine diệt vi khuẩn và nấm. Sau khi khử trùng, cần bổ sung vi sinh cho ao, duy trì đủ số lượng vi khuẩn có lợi để bảo vệ môi trường nuôi tôm.
  • Nếu do nấm Fusarium gây ra, cần dùng thuốc kháng nấm như formalin để xử lý nước ao nuôi, kích thích rút vỏ để điều trị bệnh cho tôm.

Nếu bệnh do pH thấp và ion kim loại nặng gây ra, cần dùng vôi để tăng pH, liều lượng 20kg/1000m3 nước. Ngoài ra, có thể dùng natri thiosunfat hoặc dùng EDTA để hấp thụ kim loại nặng.

Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng nguyên nhân và cách điều trị (3)

Nếu bệnh do pH thấp và ion kim loại nặng gây ra, cần dùng vôi để tăng pH.

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng, người nuôi cần chú ý các biện pháp sau:

  • Chọn lọc con giống kỹ càng trước khi thả. Nên sử dụng công nghệ sinh học để quá trình nuôi an toàn hơn.
  • Thực hiện vệ sinh kỹ lưỡng ao nuôi. Nếu có khả năng, xây dựng các hố xi phông để thu bùn với chất hữu cơ dư thừa trong ao và thường xuyên làm sạch đáy ao.
  • Lọc nước cẩn thận và lắng kỹ trước khi đưa vào ao. Sử dụng chất khử trùng để tiêu diệt các tác nhân trung gian mang mầm bệnh vào ao nuôi.
  • Điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp với phương thức và kỹ thuật nuôi.
  • Quản lý lượng thức ăn hàng ngày của tôm một cách hợp lý, tránh tình trạng thừa thức ăn. Có thể kết hợp vitamin, chất dinh dưỡng vào thức ăn cho tôm nuôi.
  • Sục khí liên tục để tăng hàm lượng oxy phân huỷ chất hữu cơ.

Lưu ý rằng việc điều trị bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng đòi hỏi sự hiểu biết chuyên môn và kỹ thuật. Do đó, nếu bạn gặp tình huống dịch bệnh trong ao nuôi tôm, bạn nên tìm sự tư vấn từ chuyên gia thú y hoặc nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi tôm để được hỗ trợ tốt nhất. Liên hệ ngay với Tôm giống Nam Miền Trung qua hotline 0906.68.68.68 để được tư vấn miễn phí về tôm giống, kỹ thuật, nâng cao lợi nhuận trong vụ mùa.

Share this post

Back to Bài viết
Kính mời Anh/Chị tham gia nhóm

Giải Pháp Nuôi Tôm Thành Công

Trên ứng dụng Zalo
Tập đoàn Nam Miền Trung với mong muốn tạo ra một môi trường trao đổi thông tin, nơi mọi thành viên có thể chia sẻ kiến thức, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tôm giống, kĩ thuật nuôi,... Chúng tôi sẽ có những chuyên viên kĩ thuật, kinh doanh dày dạn kinh ngiệm để tư vấn cho Anh/Chị khi cần.
close-link
contact-page