Cách phòng bệnh đốm trắng do virus
- Tên bệnh: Đốm trắng do Virus
- Tác nhân: Virus (WSSV – white spot syndrome virus: là Whispovirus thuộc họ Nimaviridae)
- Đối tượng nuôi: Tôm thẻ/ tôm sú
- Lưu ý: Cần phân biệt với bệnh đốm trắng do vi khuẩn gây ra và hiện tượng vỏ tôm có đốm trắng do canxi tích tụ.
- Triệu chứng:
-Bên trong vỏ tôm, đặc biệt ở phần giáp đầu ngực có nhiều đốm tròn màu trắng, đường kính 0.5 – 2.0 mm. Có thể thấy các đốm này ở đốt bụng thứ 5 và 6 hoặc khi đã bệnh nặng trên toàn thân tôm. Trong một số trường hợp, tôm có thể bị đỏ thân.
-Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi thì bên trong các đốm trắng có nhiều điểm đen do sắc tố melanin hình thành.
-Tôm bơi lội lờ đờ, trên mặt nước như dạt vào bờ ao
-Tôm đột ngột tăng cường độ bắt mồi, sau đó bỏ ăn
– Sau khi các đốm trắng xuất hiện từ 3-10 ngày tôm bắt đầu chết. Tỷ lệ chết lên đến 100%
6. Giai đoạn: Thường gặp trong 2 tháng đầu tiên của vụ nuôi.
Mùa phát bệnh: Mùa lạnh hoặc mưa nhiều; đặc biệt khi nhiệt độ nước, độ mặn giảm đột ngột.
Mùa nắng, nhiệt độ nước cao, tôm thường không bị bệnh đốm trắng.
7. Phòng bệnh:
-Thả tôm giống sạch bệnh, không bị nhiễm WSSV (đã xét nghiệm bằng phương pháp PCR).
-Tắm cho tôm giống bằng formol 100ppm trong 30 phút, loại bỏ những con yếu, bị lắng tụ khi khuấy đảo bể tắm tôm.
-Thả đúng vụ, tránh thả tôm giống vào mùa lạnh.
– Diệt tạp triệt để, dùng lưới ngăn chặn vật trung gian mang mầm bệnh(như cua còng, chim, tôm tép nhỏ…) vào ao.
8. Trị bệnh: Không thể trị. Khi phát hiện cần tổ chức thu hoạch càng sớm càng tốt.
(Trích sách thực hành nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả bền vững)