Back to Bài viết
Post Date: 21/11/2019

Quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm

Trong các ao nuôi thẻ chân trắng độ kiềm thích hợp ở mức 120 – 180mg CaCO3/l. Khi độ kiềm thấp hơn so với mức quy định sẽ khiến pH biến động và gây stress, giảm tăng trưởng thậm chí có thể gây chết.


Độ kiềm trong ao nuôi tôm thấp
Một số nguyên nhân khiến độ kiềm trong ao nuôi xuống thấp có thể kể đến như:
– Do nguồn nước có độ kiềm thấp
– Do ốc, vẹm, hến, nhuyễn thế 2 mảnh chúng ăn tảo và hấp thụ muối carbonat làm độ kiềm trong nước giảm xuống thấp.
– Do đáy ao bị nhiễm phèn
– Ao bị đóng rong, không có rong nổi.

Cách tăng độ kiềm trong ao tôm
– Thay nước từ 5 – 10%/ngày bằng nước có độ kiềm từ trung bình đến cao hoặc có thể bón vôi CaCO3 + Dolomite để tăng độ kiềm cho ao nuôi.

Độ kiềm trong ao nuôi tôm ở mức cao
Nguyên nhân khiến độ kiềm trong ao ở mức cao:
– Do bón vôi quá nhiều, nước cấp có độ kiềm cao, đặc biệt là ao nuôi sử dụng nước giếng khoan.
– Trong trường hợp độ kiềm cao > 200 ppm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lột xác của tôm vì thế cần phải giảm độ kiềm.

Cách giảm độ kiềm trong ao tôm
– Để giảm độ kiềm cần thay nước 3 lần/ tuần khoảng 20 – 30% lượng nước trong ao nuôi.
– Tăng cường sử dụng vi sinh để ổn định tảo.
– Sử dụng EDTA : 2 – 3 ppm

Dương Thảo – Nam Miền Trung

Share this post

Back to Bài viết
Kính mời Anh/Chị tham gia nhóm

Giải Pháp Nuôi Tôm Thành Công

Trên ứng dụng Zalo
Tập đoàn Nam Miền Trung với mong muốn tạo ra một môi trường trao đổi thông tin, nơi mọi thành viên có thể chia sẻ kiến thức, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tôm giống, kĩ thuật nuôi,... Chúng tôi sẽ có những chuyên viên kĩ thuật, kinh doanh dày dạn kinh ngiệm để tư vấn cho Anh/Chị khi cần.
close-link
contact-page