Back to Bài viết
Post Date: 23/05/2019

Để nuôi tôm lót bạt hiệu quả

Hiện nay, nuôi tôm lót bạt đang được sử dụng phổ biến ở nhiều địa phương nhờ những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại.

Nuôi tôm lót bạt nền đáy

Yêu cầu

Để áp dụng phương pháp nuôi tôm lót bạt nền đáy, trong quá trình xử lý ao cần đầm nén kỹ bờ, làm phẳng đáy ao và có độ nghiêng về hướng cống rãnh thoát nước. Nên dùng tấm bạt HDPE, phủ đều cả đáy ao và bờ ao.

Trong quá trình trải bạt phải đảm bảo bạt nằm sát nền đáy, tốt nhất nên lắp thêm 3 – 4 ống thoát khí lên bờ ao, điều này giúp khi đưa nước vào ao không có hiện tượng bạt bị phồng từ dưới lên.

Nếu sử dụng lại bạt từ vụ nuôi trước, sau khi kết thúc vụ nuôi phải dùng bơm cao áp xịt rửa toàn bộ bề mặt bạt. Sau đó dùng Chlorine 5% vệ sinh bề mặt và phơi bạt tối thiểu 5 ngày mới được dẫn nước vào ao.

 

Thi công

Đào một hố sâu khoảng 80 cm toàn bộ khu vực chất thải gom lại, sau đó lấy bạt trải hết đáy hố và thành hố. Phần mép bạt được cuộn vào thanh tre và chôn sâu khoảng 20 cm. Việc chỉ trải bạt hố xi phông không quá tốn kém mà vẫn hút sạch hoàn toàn chất thải nên công dụng không kém hố xi phông của ao trải toàn bộ bạt đáy.

Tấm bạt HDPE sẽ được cố định trên bờ ao bằng một rãnh neo đào xung quanh ao, chôn bạt xuống rồi lấp đất lên.

Cần xây dựng rãnh neo để trải màng chống thấm HDPE, chiều rộng, chiều sâu phải đúng như thiết kế trên bản vẽ trong quy cách kỹ thuật. Việc đào rãnh neo phải được thực hiện trước khi trải màng chống thấm HDPE.

Mép của màng chống thấm HDPE tiếp xúc với rãnh neo phải không có những hình dạng lồi ra để tránh khả năng bị rách. Sau đó, đổ đất lên rãnh neo. Việc đổ đất thải phải được tiến hành ngay sau khi trải màng chống thấm HDPE để tránh việc bắc cầu qua rãnh neo. Trong quá trình đổ đất phải tránh làm hư hỏng màng.

Các tấm bạt HDPE được nối lại với nhau bằng máy hàn kép theo phương pháp hàn gia nhiệt; những vị trí trong góc, những điểm hư hỏng sẽ được hàn lại bằng máy hàn đùn tạo thành một lớp chống thấm đồng nhất.

Lưu ý

Trong kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm thì việc chăm sóc và quản lý ao nuôi sau khi thả giống cũng rất quan trọng. Thức ăn cho tôm phải được lựa chọn bởi các nhà sản xuất uy tín. Bên cạnh, cũng phải cho tôm ăn đúng cách, đúng số lượng và lượng dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Tránh để thức ăn bị dư thừa quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ao nuôi.

Trong thời kỳ tôm lột xác, nên tăng cường bổ sung khoáng chất để tôm lột xác đồng đều và nhanh cứng vỏ.

Thường xuyên quan sát ao nuôi và tôm trong ao, khi thấy có hiện tượng bất thường cần kịp thời xử lý để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng tôm nuôi.

Sau 1 tháng nuôi, tiến hành xi phông đáy ao định kỳ 4 ngày/lần; phải xi phông đáy nhẹ nhàng, điều chỉnh van vừa phải, tránh để tôm bị hút theo ống xi phông ra bên ngoài.

Sau mỗi vụ nuôi, tiến hành vệ sinh bạt sạch sẽ và để sử dụng cho vụ tiếp theo.

 

Nguồn: Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Share this post

Back to Bài viết
Kính mời Anh/Chị tham gia nhóm

Giải Pháp Nuôi Tôm Thành Công

Trên ứng dụng Zalo
Tập đoàn Nam Miền Trung với mong muốn tạo ra một môi trường trao đổi thông tin, nơi mọi thành viên có thể chia sẻ kiến thức, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tôm giống, kĩ thuật nuôi,... Chúng tôi sẽ có những chuyên viên kĩ thuật, kinh doanh dày dạn kinh ngiệm để tư vấn cho Anh/Chị khi cần.
close-link
contact-page